Năm 1969, virus HIV xâm nhập vào nước Mỹ thông qua dòng người di cư. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 70, AIDS phát tán rộng rãi và từng được gọi là "Karposi's Sarcoma" - một dạng ung thư. Một cái tên khác cũng phổ biến thời ấy là "căn bệnh ung thư của người đồng tính" (gay cancer).
Đầu thập niên 80, nhiều tin đồn trong cộng đồng y tế dấy lên vấn đề về những người đồng tính nam đang chết dần vì một căn bệnh ung thư hiếm gặp.
Đến khi những nghiên cứu về sau đã chỉ ra, AIDS không phải ung thư và được đổi tên thành "Gay Related Immune Deficiency", gọi tắt là GRID.
Chính những hiểu lầm này đã làm gia tăng tình trạng kỳ thị cộng đồng LGBT khiến họ lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Nhiều người còn cho rằng, AIDS chính là "sự trừng phạt của Chúa dành cho người đồng tính".
Những người đồng tính, đặc biệt là đồng tính nam đã gặp khủng hoảng trầm trọng suốt thập niên 80. Họ bị chính phủ và xã hội kỳ thị và cho rằng, chính họ đã đem căn bệnh này đến nước Mỹ.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh hoàng đó, nhiều người từng trải qua đã chia sẻ trải nghiệm của mình.
"Tôi là người đồng tính nam đã may mắn vượt qua đại họa thập niên 80 và kéo dài đến giữa thập niên 90. Tôi không biết có thể bắt đầu kể từ đâu cho hết sự ảnh hưởng của AIDS lên cuộc sống của mình, dù tôi chưa nhiễm bệnh".
"Khi đại dịch bắt đầu, việc 3-4 người mình quen biết qua đời mỗi tháng là chuyện bình thường. Chúng tôi lập nhóm để chăm sóc cho những người bạn bị bệnh. Đút thức ăn, thay đồ, tắm rửa cho họ. AIDS bị mọi người cho là khủng khiếp lắm, nên gia đình họ chẳng dám động tay vào chăm sóc".
"Tôi có một cuốn album chứa hình ảnh của những người tôi biết đã mất vì AIDS. Đó là những người mà tôi nghĩ sẽ già đi cùng tôi. Họ là gia đình mà tôi mong muốn chia sẻ hết đời với họ. Nhưng khi tôi 40 tuổi, hầu hết họ đã qua đời chỉ trừ 2 người bạn thân của tôi".
"Mỗi người đàn ông bạn gặp hồi đó đều như một quả bom hẹn giờ. Giai đoạn đầu, chúng tôi biết rất ít về AIDS nên không biết nếu nắm tay và hôn có bị lây nhiễm hay không..."
Ở Castro, San Francisco, mọi người trong khu vực đều là người đồng tính. Vì thế, khi những con người mất đi cũng đồng nghĩa với cả khu vực mất đi, khi những cửa hàng dần bị dẹp bỏ.
Một người đồng tính nữ cũng chia sẻ: "Chúng tôi không có "nguy cơ" nhưng chúng tôi cũng mất đi nhiều người bạn. Giai đoạn khủng hoàng này đã nối kết những người đồng tính nam và nữ lại với nhau".
Những người đồng tính nữ cũng trở thành người chăm sóc cho những bệnh nhân AIDS khi cuộc khủng hoảng tấn công. Họ an ủi những bệnh nhân đang dần mất đi sức sống, mất người yêu, bạn bè vì căn bệnh đó.
Lạc AnBạn đang xem bài viết Khủng hoảng AIDS thập niên 80 của người đồng tính tại chuyên mục LGBT của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].