Tắm khi cơ thể đang mệt mỏi
Nhiều người cho rằng tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh. Khi bạn tắm vào lúc này đặc biệt tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và bạn dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra tử vong.
Ngoài ra bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn. Cách tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Chà quá mạnh vào bề mặt da
Nhiều người thích chà xát da bằng bông tắm khi tắm vì nghĩ rằng việc này sẽ rửa sạch bụi bẩn trên da và coi đó như một thói quen vệ sinh tốt. Trên thực tế, theo góc độ sinh lý của da, điều này không những không làm sạch da, mà còn gây hại cho da. Nếu chúng ta chà xát da bằng bông hay khăn khi tắm, sẽ làm tróc lớp tế bào sừng chưa được sừng hóa hoàn toàn, thậm chí làm tróc hoàn toàn lớp sừng, làm lộ ra lớp hạt màu đỏ tươi hoặc lớp gai khiến hàng rào bảo vệ của da yếu đi rất nhiều. Cơ thể dễ bị tổn thương bởi tác động ngoại cảnh.
Ngoài tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, lớp sừng còn ngăn cản sự thất thoát chất dinh dưỡng của cơ thể, người lớn mất khoảng 240-480ml nước mỗi ngày qua da, nhưng nếu lớp sừng bị bào mòn thì lượng nước mất đi sẽ tăng hơn 10 lần.
Vì vậy, không nên dùng khăn tắm để chà xát da quá mạnh, đặc biệt không dùng khăn tắm bằng nilon. Do bề mặt cứng và thô ráp của khăn tắm nilon làm tổn thương trực tiếp đến da, lớp biểu bì sừng hóa bị cọ xát quá nhiều, tác dụng bảo vệ bị suy yếu.
Tắm sau khi uống rượu bia
Tiêu hao một lượng lớn chất glucose trong cơ thể. Tắm ngay sau khi uống rượu bia sẽ khiến đường huyết không được bổ sung kịp thời do rượu chứa nhiều chất kích thích làm ức chế hoạt động của gan, dễ bị hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi toàn thân, nặng hơn còn ngất xỉu do bị hạ đường huyết.
Đặc biệt với người say rượu, bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, cơ thể đang mệt mỏi… không nên tắm với nước lạnh vì dễ bị đột quỵ, tai biến.
Thời điểm tắm tốt nhất mà bác sĩ khuyên nên thực hiện
Thời điểm tắm tùy sinh hoạt và sức khỏe từng người. Nên tắm vào buổi sáng, sau khi tập thể dục 1 giờ – khi đã ráo mồ hôi. Nếu phải tắm tối, nên tắm nước nóng sau khi ăn cơm ít nhất 1 giờ (khoảng 19 giờ, mùa đông có thể sớm hơn).
Có thể tắm nước nóng trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Tuyệt đối không ra ngoài trời ngay sau khi vừa tắm xong, nhất là vào mùa đông.a
Khang NhiBạn đang xem bài viết Không phải tắm đêm, đây mới chính là 3 nguyên nhân lớn nhất khi tắm dễ ra đi đột ngột tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].