Hiệu trưởng mầm non 'bắt mạch' phụ huynh thời nay: Thừa thời gian lướt Facebook, thiếu thời gian cho con

‘Mình nghĩ trẻ nhỏ bây giờ không phải là thiếu tình thương của bố mẹ mà bố mẹ các bạn đó vẫn rất yêu con, nhưng chẳng qua là đang thiếu thời gian dành cho con mà thôi’, cô Lã Hà Anh, Hiệu trưởng lớp mầm non tư thục Trí Tuệ Tự Nhiên tâm sự.

phu-huynh-thoi-nay

Thời gian gần đây liên tiếp những vụ bạo hành trẻ nhỏ xảy ra, đặc biệt có những vụ bạo hành xảy ra ngay tại những cơ sở mầm non nhưng phụ huynh của các em lại không hề nhận thấy được những biểu hiện của con.

Trước thực trạng này, cô Lã Hà Anh, Hiệu trưởng Lớp mầm non tư thục Trí Tuệ Tự Nhiên đã có những băn khoăn chia sẻ với Gia Đình Mới.

Con nghiện thiết bị điện tử cha mẹ không hay biết

Suốt hơn một năm Lớp mầm non tư thục Trí Tuệ Tự Nhiên đi vào hoạt động, các cô giáo ở đây đã chứng kiến không ít cảnh nhiều trẻ nhỏ đang gặp vấn đề nhưng bậc cha mẹ lại không hề hay biết.  Đó là tiền đề cho việc bạo hành trẻ diễn ra như hiện nay.

Theo cô Hà Anh chia sẻ: ‘Thực tế ngày nay xã hội phát triển, kinh tế cũng thay đổi hơn trước vì vậy mà các gia đình hiện đại thường yêu con theo cách sắm cho con rất nhiều thiết bị hiện đại như điện thoại, ipad, với lí do bao biện là để con học tiếng anh, học hát theo youtube, tiếp cận sớm với công nghệ.

Mình đã từng bắt gặp những hình ảnh bố mẹ ngồi ăn với các cô bé, cậu bé ôm chiếc điện thoại hay ipad bên cạnh.

Vô hình chung điều này khiến nhiều bạn nhỏ thời hiện đại bị nghiện điện thoại, ipad. Và một điều bất ngờ là có nhiều bố mẹ không hề biết con mình bị nghiện thiết bị điện tử’.

‘Nghiện các thiết bị điện tử đối với trẻ nhỏ cực kỳ nguy hiểm, mình đã từng gặp những trường hợp bạn nhỏ bị như vậy.

Thường thì các bạn nhỏ bị nghiện thiết bị điện tử đó không thích hoạt động, vui chơi mà chỉ thích ngồi một chỗ. Cá biệt có những trường hợp trẻ không biết nói chuyện và giao tiếp, và gần như không biết biểu đạt cảm xúc’, cô Hà Anh chia sẻ.

Khi được đặt câu hỏi về tình trạng trẻ nhỏ hiện nay phải chăng đang thiếu đi tình thương của bố mẹ, cô Hà Anh cho rằng: ‘Vấn đề mình nghĩ không phải là thiếu tình thương mà bố mẹ các bạn đó vẫn rất yêu con, nhưng chẳng qua là đang thiếu thời gian dành cho con chứ không phải thiếu tình thương.

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng chỉ cần đáp ứng yêu cầu của con như vậy là yêu con. Phụ huynh hãy dừng suy nghĩ vậy, hãy dành thời gian cho con nhiều hơn, chơi với con và chia sẻ cùng con.

Mình chắc rằng, nếu các bố mẹ làm được việc ấy thì việc phát hiện và ngăn chặn việc con mình bị bạo hành sẽ nhanh chóng và kịp thời hơn rất nhiều’.

'Phụ huynh hãy dành thời gian cho con nhiều hơn, chơi với con và chia sẻ cùng con thì việc phát hiện và ngăn chặn việc con mình bị bạo hành sẽ nhanh chóng và kịp thời hơn rất nhiều', cô Hà Anh chia sẻ.

'Phụ huynh hãy dành thời gian cho con nhiều hơn, chơi với con và chia sẻ cùng con thì việc phát hiện và ngăn chặn việc con mình bị bạo hành sẽ nhanh chóng và kịp thời hơn rất nhiều', cô Hà Anh chia sẻ.

Phụ huynh đừng bao giờ có tâm lý cô giáo được đánh con

Ngoài việc phụ huynh nên dành thời gian quan tâm đến con nhiều hơn thì điều quan trọng nữa là chính các bậc phụ huynh cần phải thay đổi tư tưởng.

Theo cô Hà Anh, đối với trẻ nhỏ, gần như thời gian các con ở với các cô giáo nhiều hơn ở với cha mẹ, vậy nên nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng các cô có thể đánh con mình để rèn cho con ngoan hơn.

Quan điểm ‘Yêu cho roi cho vọt’ hay ‘Đến bố mẹ vẫn có lúc không thể chịu được mà cho tụi nhóc mấy roi nữa là cô giáo giữa một lớp học đầy trẻ, cô giáo có thể đánh phạt nhẹ để con ngoan hơn’ vẫn tồn tại trong tư duy của rất nhiều phụ huynh.

Nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm: ‘Bản thân bố mẹ đừng bao giờ cho phép việc các cô giáo có quyền đánh trẻ dù nhẹ hay mạnh bởi không có một thước đo nào có thể đánh giá được việc đánh mạnh hay nhẹ.

Đấy là một trong những lý do tiền đề cho việc đánh trẻ của nhiều bảo mẫu mà phụ huynh không hề hay biết’, cô Hà Anh cho hay.

35689757193_9cf9f4d7e6_o

Cũng theo cô Hà Anh, để hạn chế được việc trẻ đi học bị các cô giáo đánh cha mẹ cần đầu tư thời gian cho con nhiều hơn nữa. Quan sát con nhiều hơn để nhận thấy được những thay đổi trong cả suy nghĩ và cơ thể con để kịp thời có hướng giải quyết.

‘Cha mẹ hãy để ý con, nếu khi về nhà con không bao giờ kể về cô giáo, thường xuyên nghe có biểu hiện sợ sệt khi nghe đến cô giáo và đặc biệt là khi có người khác nhắc đến việc mách cô giáo là trẻ sợ hãi rõ ràng… thì mình nghĩ, lúc đó phụ huynh cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ như vậy’, cô Hà Anh cho hay.

Câu chuyện bạo hành trẻ nhỏ cho đến nay vẫn chưa có hồi kết, mặc dù đã có những quy định, chế tài xử phạt với những hành vi bạo hành trẻ nhỏ.

Có lẽ để giảm thiểu tình trạng này thì chính phụ huynh cũng là người cần phải thay đổi và những cô giáo mầm non cần phải có góc nhìn đa chiều hơn về nghề nghiệp của mình.

Ngọc Nga

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính