Hiệu trưởng ĐH VinUni: Chúng tôi như tàu vũ trụ lần đầu phóng khỏi trái đất

ĐH VinUni là trường đại học đào tạo tinh hoa đẳng cấp thế giới ngay tại Việt Nam.

  GS Rohit Verma - khanh thanh: GS Rohit Verma tại sự kiện khánh thành đại học VinUni

GS Rohit Verma - khanh thanh: GS Rohit Verma tại sự kiện khánh thành đại học VinUni

“Để miêu tả về chặng đường của chúng tôi cho đến lúc này, có thể so sánh với hành trình tàu vũ trụ lần đầu được phóng khỏi trái đất: Vận tốc cao, áp lực lớn, nhưng đang thẳng tiến tới một đích đến rõ ràng!”, Giáo sư Rohit Verma, hiệu trưởng ĐH VinUni chia sẻ nhân dịp khánh thành “ngôi trường mơ ước” tại Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội).

Bên cạnh giảng dạy thì nghiên cứu là DNA của VinUni

Xin chúc mừng VinUni khánh thành ngôi trường đào tạo tinh hoa đẳng cấp thế giới ngay tại Việt Nam. Ở cương vị Hiệu trưởng, ông sẽ ưu tiên điều gì để VinUni đạt được những mục tiêu của mình?

Trước hết, tôi phải nói rằng, VinUni là một thử thách rất hấp dẫn cho bất cứ ai muốn làm một điều gì đó phi thường. Tôi có thể so sánh chặng đường đã qua của chúng tôi với hành trình tàu vũ trụ lần đầu được phóng khỏi trái đất: vận tốc cao, áp lực lớn, phấn chấn và lo lắng, nhưng thẳng tiến tới một đích đến rõ ràng!

  Toan canh VinUni: Đại học VinUni rộng 23 ha, hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng theo các tiêu chuẩn QS 5 sao của Quacquarelli Symonds (tổ chức kiểm định giáo dục hàng đầu thế giới).

Toan canh VinUni: Đại học VinUni rộng 23 ha, hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng theo các tiêu chuẩn QS 5 sao của Quacquarelli Symonds (tổ chức kiểm định giáo dục hàng đầu thế giới).

Chúng tôi đang xây dựng một trường đại học toàn diện trên mọi khía cạnh. Tôi quyết tâm xây dựng môi trường VinUni trở thành nơi lý tưởng cho việc học tập, nghiên cứu, đổi mới, phát triển con người dựa trên trách nhiệm và sự tôn trọng lẫn nhau.

Trong vai trò là người chịu trách nhiệm về học thuật, ưu tiên của tôi là mời được những giảng viên giỏi nhất, xây dựng và duy trì quan hệ đối tác học thuật và tuyển chọn những sinh viên tài năng nhất cho VinUni.

Tôi may mắn đã mời được hai học giả và nhà lãnh đạo uy tín về làm Viện trưởng tại hai Viện của chúng tôi: Viện trưởng Maurizio của Viện Khoa học sức khoẻ và Viện trưởng Haris của Viện Kỹ thuật-Khoa học máy tính.

Trong sáu tháng qua, từ 3.000 hồ sơ ứng viên chúng tôi đã tuyển được gần 30 giảng viên đáp ứng những tiêu chuẩn học thuật rất cao  và sẽ tiếp tục công việc này trong những tháng tới.

Song song với tuyển dụng, một trong những ưu tiên quan trọng nhất của tôi là phát triển quy trình tuyển sinh và tuyển chọn được những sinh viên phản ánh triết lý đánh giá tài năng của chúng tôi.

Cụ thể triết lý đó có gì khác biệt, thưa ông?

Chúng tôi đánh giá con người toàn diện, không tuyển chọn dựa trên một đặc điểm nào. Đây là cách tiếp cận được áp dụng phổ biến ở tất cả các trường đại học tốt nhất tại Mỹ, nhưng vẫn là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Chính vì mới nên người Việt hiện vẫn có những hoài nghi về nó.

Ở Việt Nam, tài năng thường hay được đánh giá dựa trên điểm số và xếp hạng, nhưng cách tiếp cận chỉ trên hồ sơ học bạ này dường như chưa đầy đủ để đánh giá năng lực một con người.

Chúng tôi đang tiến hành một quy trình khác biệt. Ví dụ như tất cả đội ngũ giảng viên sẽ phải tham gia quá trình phỏng vấn từng em đã vượt qua vòng sơ lọc hồ sơ. Chỉ có đánh giá ứng viên bằng xương thịt như vậy, chúng ta mới có thể phát hiện, cảm nhận được những tài năng thực sự.

Đó là sức hấp dẫn của việc tìm kiếm ngọc thô. Các bạn có thể thấy chúng tôi quá mất công, thậm chí… điên khùng, nhưng chúng tôi tin tưởng vào cách tiếp cận này.

Đi theo mô hình đại học tinh hoa như Harvard, Penn, Cornell…, hẳn VinUni cũng sẽ có phương pháp giảng dạy không theo cách thông thường?

Điều đó là tất nhiên. Ở VinUni, chúng tôi không chỉ giảng dạy sinh viên mà còn nghiên cứu, kiến tạo thức mới. Nếu chỉ giảng dạy, chúng ta chỉ đang phổ biến lại kiến thức người khác tìm ra trong quá khứ, không phải là người đóng góp kiến tạo tri thức.

Khi đó, chúng ta không thể tuyên bố là là một phần của cộng đồng học thuật toàn cầu. Giảng dạy mà không nghiên cứu cũng tương tự như chuyện ếch ngồi đáy giếng, bị giới hạn trong thế giới tri thức mà người khác tạo ra.

Do đó, tại VinUni, chúng tôi coi nghiên cứu là phần không thể thiếu cho sự tồn tại của mình. Nghiên cứu đã là một phần trong DNA ngày hôm nay của chúng tôi chứ không phải chuyện cân nhắc đặt ra ngày mai hay bao giờ làm.

  GS Rohit Verma: GS Rohit Verma chia sẻ, ở VinUni, chúng tôi không chỉ giảng dạy sinh viên mà còn nghiên cứu, kiến tạo thức mới và là nơi lý tưởng cho việc học tập, nghiên cứu, đổi mới, phát triển

GS Rohit Verma: GS Rohit Verma chia sẻ, ở VinUni, chúng tôi không chỉ giảng dạy sinh viên mà còn nghiên cứu, kiến tạo thức mới và là nơi lý tưởng cho việc học tập, nghiên cứu, đổi mới, phát triển

Xây dựng đại học tinh hoa, tiền là chưa đủ

Để có một ngôi trường đào tạo tinh hoa đúng nghĩa tại Việt Nam như chúng ta đang đứng ở đây, Vingroup đã đầu tư 6.500 tỷ đồng. Nhưng chỉ tiền liệu có đủ? Mấu chốt cho sự thành công của một đại học tinh hoa là gì, cụ thể đối với trường hợp của VinUni?

Tinh hoa là một khát vọng, đó là một hành trình, không phải đích đến. Nhiều người từng dấn thân vào hành trình này nhưng hầu hết đều bỏ cuộc vì quá khó khăn, quá lâu dài, quá nhiều áp lực. Thực tế là ta phải dành quá nhiều thời gian, sự quyết tâm, kiên cường, tài năng và can đảm để theo đuổi sự hoàn hảo và tin tưởng vào sứ mệnh của mình.

Đây là những đặc điểm thiết yếu của nhóm người có thể định hướng một tổ chức trở nên tinh hoa và đội ngũ VinUni hội tụ những đặc điểm này.

Sự đầu tư tài chính mạnh mẽ và quyết liệt của lãnh đạo Vingroup là nền tảng để VinUni tìm được đối tác tốt nhất, tuyển dụng giảng viên tài năng và xây dựng một khuôn viên đầy cảm hứng; nhưng chính sự kiên cường đến kinh ngạc của nhóm dự án VinUni, việc kiên trì đưa dự án từ một ý tưởng trên trang giấy dần có hình hài một ngôi trường đại học tinh hoa đã khiến tôi thực sự thán phục.

Tôi sẽ không ở đây nếu có niềm tin sâu sắc rằng, chúng tôi sẽ có được những bước phát triển ổn định hướng tới mục tiêu trở thành đại học tinh hoa.

  Thu vien VinUni: Cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại là tiền đề quan trọng để VinUni thực hiện những phương pháp giáo dục tiên tiến nhất như đào tạo mô phỏng, học bằng thực chứng, học qua trải nghiệm

Thu vien VinUni: Cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại là tiền đề quan trọng để VinUni thực hiện những phương pháp giáo dục tiên tiến nhất như đào tạo mô phỏng, học bằng thực chứng, học qua trải nghiệm

Có thể thấy Giáo sư rất tự tin vào thành công của VinUni. Đây có được coi là cam kết của trường với sinh viên và các nhà tuyển dụng không, thưa Giáo sư?

Tôi có thể giải thích đơn giản thế này: chất lượng sinh viên đầu ra là kết quả tất yếu của đầu vào. Vì thế, trước tiên hãy xem chúng tôi có những đầu vào nào:

- Đó là quy trình nghiêm ngặt khi tuyển chọn giảng viên tài năng từ khắp nơi trên thế giới, hợp tác chặt chẽ với các trường đại học tốt nhất trên thế giới như Cornell và Pennsylvania; là chương trình giảng dạy đạt tiêu chuẩn quốc tế và được định hướng theo các tiêu chuẩn kiểm định; được đảm bảo hỗ trợ tài chính từ Vingroup; là cơ sở vật chất nghiên cứu được trang bị tốt, khuôn viên được thiết kế giàu cảm hứng; là quy trình tuyển sinh hướng tới những sinh viên tài năng nhất. Như vậy, chúng tôi đang có được nguyên liệu thô, hay còn gọi là đầu vào tốt nhất có thể dẫn đến một đầu ra thành công.

Bây giờ, hãy xem xét các quy trình xử lý các đầu vào này: Đó là phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm để đảm bảo kết quả học tập tốt nhất; là nhiều cơ hội nghiên cứu giúp sinh viên có thêm động lực tìm tòi, học hỏi; là các kì thực tập tại những Tập đoàn lớn, cơ hội học kỳ ở nước ngoài; hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo để giảng viên có thể tiếp tục phát triển trong cả giảng dạy và nghiên cứu; giảng dạy bằng ngôn ngữ tiếng Anh để chuẩn bị cho sinh viên bước vào sân chơi thế giới; và là cuộc sống sinh viên trong khuôn viên trường tạo ra những kỷ niệm ý nghĩa suốt đời.

Đặc biệt, VinUni giống như những trường tinh hoa trên thế giới, sẽ hoạt động theo mô hình không vì lợi nhuận, tái đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Tôi cảm thấy hài lòng về những gì chúng tôi đã làm, về con đường phía trước, và hẳn rồi, tôi tin chắc rằng chúng tôi sẽ thành công.

Xin cảm ơn ông!

Yến Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính