Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Hiệu lực tiêm vắc xin phòng dại là bao lâu? Tìm hiểu về vắc xin phòng dại

Vắc xin phòng dại là một trong những loại vắc xin có hiệu quả cao, an toàn với mọi lứa tuổi. Vậy hiệu lực tiêm vắc xin phòng dại là bao lâu? Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến vắc xin dại qua bài viết sau nhé!

1 Giới thiệu về bệnh dại

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là một bệnh do virus dại gây ra. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị kịp thời vì khi lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là 100%. Một số thông tin về bệnh dại có thể kể đến như:

  • Tác nhân gây bệnh: Do virus dại (Rhabdovirus) thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus. Bệnh lây truyền từ động vật sang người. Virus dại chủ yếu tồn tại trong cơ thể vật chủ.
  • Triệu chứng: Các triệu chứng ban đầu cũng tương tự tình trạng nhiễm các virus khác với những đặc điểm như sốt, đau nhức người, đau tại vết cắn. Khi virus dại xâm nhập vào hệ thần kinh sẽ dẫn đến các triệu chứng đặc hiệu như tăng động, ảo giác, dễ bị kích động hoặc có thể xuất hiện tình trạng tê liệt các cơ dẫn tới hôn mê.
  • Chẩn đoán: Chẩn đoán dựa trên lâm sàng khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu kết hợp với khai thác tiền sử.
  • Đặc điểm dịch tễ học: Dại là bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới. Theo ghi nhận mỗi năm có trên 10 triệu người bị cắn hoặc nghi bị cắn phải điều trị dự phòng bằng vắc xin. Phần lớn các ca tử vong được ghi nhận ở các quốc gia vùng nhiệt đới.

Bệnh dại là một bệnh do virus dại gây ra

Bệnh dại là một bệnh do virus dại gây ra

Nguy cơ lây nhiễm bệnh dại

Bệnh dại có nguy cơ lây nhiễm cao, thường từ động vật lây nhiễm sang người. Một số đặc điểm về phương thức lây truyền của bệnh dại như:

  • Nguồn truyền bệnh dại và phương thức lây truyền: Nguồn bệnh là động vật có vú máu nóng, nhất là ở chó hoang dã. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn của động vật. Thông qua vết cắn virus sẽ xâm nhập vào cơ thể người.
  • Thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ lây truyền: Thời gian ủ bệnh dại thường là 2–3 tháng, tuy nhiên thời gian ủ bệnh có thể dao động từ vài tuần đến một năm.

Bệnh dại dễ dàng lây nhiễm từ động vật sang người

Bệnh dại dễ dàng lây nhiễm từ động vật sang người

2 Vắc xin phòng dại là gì?

Vắc xin phòng bệnh dại là loại vắc xin giúp kích thích miễn dịch của cơ thể chống lại virus dại. Đây là vắc xin được sản xuất từ virus dại đã chết. Vắc xin phòng dại không tiêu diệt được virus nhưng sẽ ngăn cản virus này tiếp xúc với hệ thần kinh.

Vắc xin phòng bệnh dại là loại vắc xin giúp kích thích miễn dịch của cơ thể chống lại virus dại

Vắc xin phòng bệnh dại là loại vắc xin giúp kích thích miễn dịch của cơ thể chống lại virus dại

3 Vắc xin phòng dại hoạt động như thế nào?

Cơ chế tác động của vắc xin phòng dại

Khi tiêm vắc xin phòng dại vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt sản sinh ra các kháng thể chống lại virus dại. Điều này sẽ giúp ngăn cản virus dại xâm nhập vào hệ thần kinh.

Có hai cách sử dụng virus dại đó là tiêm cho những người đã tiếp xúc với động vật mắc bệnh dại hoặc tiêm trước cho những người có nguy cơ cao bị nhiễm virus dại.

Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt sản sinh ra các kháng thể chống lại virus dại

Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt sản sinh ra các kháng thể chống lại virus dại

Các loại vắc xin phòng dại phổ biến

Có hai nhóm vắc xin phòng dại được ứng dụng trong điều trị đó là vắc xin thế hệ cũ (chứa tế bào thần kinh) và vắc xin thế hệ mới (sản xuất từ tế bào Vero).

Hiện nay, ở Việt Nam có 5 loại vắc xin được lưu hành đó là:

  • Verorab: Do tập đoàn Sanofi Pasteur cung ứng với dạng nước pha tiêm (bột và dung môi), có thể tiêm cho mọi đối tượng.
  • Abhayrab: Được cung ứng từ Ấn Độ - loại vắc xin này an toàn, không gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần.
  • Rabipur (PCEC): Có nguồn gốc từ Ấn Độ, được ứng dụng rộng rãi với đường dùng là tiêm bắp. 
  • Speeda: Xuất phát từ Trung Quốc, hiệu quả phòng bệnh tốt.
  • HDCV: Để dự phòng trước khi tiếp xúc với virus dại.

Verorab là loại vắc xin dại được lưu hành ở Việt Nam

Verorab là loại vắc xin dại được lưu hành ở Việt Nam

4 Dấu hiệu bạn cần tiêm phòng dại gấp

Hiện tại chưa có biện pháp điều trị bệnh dại nếu như đã xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Vì vậy, khi bị chó hoặc các động vật có nguy cơ khác cắn thì cần đến các cơ sở y tế để được xử trí vết thương cũng như tiêm phòng đúng cách.

Sau khi xuất hiện nguy cơ, người bệnh cần phải tiêm phòng dại

Sau khi xuất hiện nguy cơ, người bệnh cần phải tiêm phòng dại

5 Nên tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị chó, mèo cắn bao lâu?

Khi bị chó hoặc mèo cắn, việc tiêm phòng càng sớm càng hiệu quả. Đặc biệt, lý tưởng nhất là tiêm phòng trong vòng 6 giờ kể từ khi bị cắn. Bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương và nhận được tư vấn từ các chuyên gia y tế. Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tăng khả năng phòng tránh các biến chứng sau cắn.

Người bị cắn nên tiêm phòng càng sớm càng tốt

Người bị cắn nên tiêm phòng càng sớm càng tốt

6 Hiệu lực của vắc xin phòng dại là bao lâu?

Hiệu lực bảo vệ của vắc xin phòng dại giúp bảo vệ những người có nguy cơ phơi nhiễm hoặc vừa bị động vật mắc bệnh cắn. 

  • Với những người có nguy cơ phơi nhiễm cần tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 7 ngày.
  • Với những người chưa từng được tiêm vắc xin phòng bệnh dại trước đây thì cần tiêm 4 liều  vào các ngày 0, 3, 7 và 14. Trong ngày đầu tiên có thể cân nhắc tiêm thêm huyết thanh bệnh dại theo chỉ định của bác sĩ.
  • Với những người đã tiêm vắc xin phòng dại thì chỉ cần tiêm 2 mũi.

Hiệu lực của vắc xin phòng dại phụ thuộc nhiều yếu tố

Hiệu lực của vắc xin phòng dại phụ thuộc nhiều yếu tố

7 Một số lưu ý khi tiêm vắc xin phòng dại

Những ai nên tiêm vắc xin phòng dại?

Những đối tượng cần tiêm vắc xin phòng dại có thể kể đến như:

  • Những người thường xuyên phải tiếp xúc với động vật có thể mắc bệnh dại: bác sĩ thú y, người xử lý xác động vật,...
  • Người có thể phải tiếp xúc với virus dại: nhân viên nghiên cứu virus dại,…
  • Người mới bị động vật cắn.

Bác sĩ thú y là một trong những đối tượng cần tiêm vắc xin phòng dại

Bác sĩ thú y là một trong những đối tượng cần tiêm vắc xin phòng dại

Phản ứng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin phòng dại

Sau khi tiêm vắc xin phòng dại, người bệnh có thể xuất hiện một số phản ứng phụ như:

  • Sưng, ngứa, đỏ hoặc đau tại vị trí tiêm.
  • Đau đầu, buồn nôn, đau bụng, đau nhức cơ hoặc chóng mặt sau tiêm.
  • Có thể nổi mề đay, đau khớp hoặc sốt.
  • Chóng mặt, ù tai, thay đổi thị lực
  • Dị ứng nghiêm trọng.

Sau khi tiêm, người bệnh sẽ cảm thấy sưng, đau tại vị trí tiêm

Sau khi tiêm, người bệnh sẽ cảm thấy sưng, đau tại vị trí tiêm

Tiêm vắc xin phòng dại có an toàn không?

Các vắc xin phòng dại khi đưa vào sử dụng đều được thẩm định qua những tiêu chí như hiệu lực, độc tính, độ an toàn và vô trùng nên an toàn với người sử dụng. Những thông tin về việc tiêm vắc xin phòng dại sẽ ảnh hưởng tới trí nhớ là vô căn cứ.

Vắc xin dại an toàn với người dùng

Vắc xin dại an toàn với người dùng

Nên làm gì sau khi tiêm vắc xin phòng dại?

Sau khi tiêm vắc xin phòng dại, người bệnh nên báo với cơ quan y tế địa phương để tiến hành theo dõi động vật, tiêu hủy khi xuất hiện yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, các động vật có nguy cơ trong khu vực cũng sẽ được cách ly và theo dõi.

Sau khi tiêm vắc xin phòng dại cần tránh sử dụng những loại thuốc ức chế miễn dịch như thuốc điều trị sốt rét, thuốc chữa ung thư hay corticoid do lúc này hệ miễn dịch không đủ để sản xuất ra các kháng thể cần thiết.

Trong trường hợp chó mèo nhà bạn bị cắn thì bạn cũng nên mang vật nuôi của mình đến các cơ sở y tế để tiêm phòng cho chúng.

Bạn nên tiêm phòng cho chó mèo sau khi bị động vật khác cắn

Bạn nên tiêm phòng cho chó mèo sau khi bị động vật khác cắn

Xem thêm:

  • 9 mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và lưu ý bố mẹ cần biết
  • Có nên dùng thuốc giảm đau hạ sốt khi tiêm vaccine ngừa COVID-19?
  • Hướng dẫn cách sử dụng bút tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin về vắc xin phòng dại. Nếu có nguy cơ phơi nhiễm thì bạn nên đến các cơ sở y tế tiêm phòng ngay nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính