Thức dậy sớm đối với một số người có thể rất dễ dàng, nhưng có người lại rất khó khăn và tìm đủ mọi cách để "ngủ nướng".
Thậm chí, khi chuông báo thức vang lên, chúng ta lại cố nhoài người, mắt nhắm mắt mở tìm điện thoại hoặc đồng hồ để tắt chuông, lấy gối úp lên đầu và ngủ tiếp.
Có người lại hẹn chuông đến 2 hoặc 3 lần để "vớt vát" thời gian ngủ nướng. Tuy nhiên, theo khoa học nếu bạn thường xuyên có hành động hẹn đi hẹn lại và ngủ thêm, e rằng nó sẽ không tốt cho sức khỏe.
Chuyên gia thần kinh học Matt Janes giải thích tại sao ngủ nướng thường xuyên lại có hại cho cơ thể chúng ta.
Janes giải thích: "Khi tiếng chuông vang lên vào buổi sáng, hành động thức dậy ngay sau đó sẽ ăn khớp với hệ thống thần kinh giao cảm, là 1 phần của hệ thống thần kinh tự trị.
Nhưng nếu bạn cố ngủ thêm thì phản ứng chống đối xảy ra, góp phần vào việc tấn công bộ não và cơ thể của bạn. Bởi vì nó chỉ ăn khớp với hệ thống thần kinh giao cảm trong 1 khoảng thời gian nhất định."
Janes cho biết việc cứ tắt chuông rồi ngủ, hẹn giờ nhiều lần như vậy ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm.
Thói quen này cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng trong cơ thể, bao gồm việc giải phóng cortisol. Khi tình trạng này kéo dài và có thể gây viêm cho các tế bào. Dần dần, nó cũng có thể dẫn đến bệnh mạn tính như trầm cảm.
Ngoài ra, thói quen ngủ nướng kiểu như vậy sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng vội vàng, "đầu bù tóc rối", uể oải, thậm chí muộn học, muộn làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
(Theo Teenkidsnews)
Xem thêm Clip: Chiếc giường trị ngủ nướng độc đáo dành cho những "sâu ngủ"
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Hẹn chuông báo thức nhiều khung giờ rồi tắt để ngủ nướng tác động tới thần kinh ra sao? tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].