Hantavirus là gì?
Hantavirus là một bệnh gây ra bởi loài chuột bị nhiễm bệnh. Ở Colorado, Mỹ, loài gặm nhấm mang virus Hanta là loài chuột nai. Chúng có màu nâu đỏ, bụng màu trắng và một bên đuôi có màu trắng.
Hantavirus rất hiếm xuất hiện ở người nhưng nếu mắc thì gây tử vong rất cao. Những người có nguy cơ cao mắc Hantavirus đó là sống ở những nơi ẩm thấp, xung quanh có nhiều chuột sinh sống.
Triệu chứng Hantavirus
Những triệu chứng Hantavirus đầu tiên thường xuất hiện sau 1 - 2 tuần nhưng có thể kéo dài 8 tuần sau khi phơi nhiễm. Những dấu hiệu dễ nhận biết đó là:
- Ớn lạnh và sốt
- Đau đầu, chóng mặt
- Đau cơ, đặc biệt đau ở chân và lưng
- Cảm thấy vô cùng mệt mỏi
- Khó thở
- Gặp một số vấn đề tiêu hóa như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày
Khi nhiễm Hantavirus, nó có thể phát triển thành hội chứng hô hấp Hantavirus, gây suy hô hấp. Hantavirus được xem là một trong những loại virus gây nguy hiểm cho loài người vì tỉ lệ tử vong rất cao, có thể hơn 35%.
Nguyên nhân và cơ chế lây của Hantavirus
Con người có thể nhiễm Hantavirus nếu hít phải chất thải của chuột có mang mầm bệnh hoặc các dung dịch của người bệnh nhiễm virus Hanta.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể mắc Hantavirus qua tiếp xúc với các đồ vật có chứa virus hoặc bạn bị 1 con chuột nhiễm Hantavirus cắn.
Cách phòng tránh Hantavirus
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị cho Hantavirus này nên cách tốt nhất vẫn là chủ động phòng tránh.
Cách phòng tránh Hantavirus hiệu quả đó là vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để chuột có cơ hội sống xung quanh.
Nhưng nếu không thể đuổi hết các loài gặm nhấm này, bạn cũng nên có những biện pháp như đeo khẩu trang, đeo găng tay khi dọn dẹp. Đặc biệt, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hàng ngày để tránh nguy cơ bị nhiễm loại virus nguy hiểm này.
Nếu có các triệu chứng trên, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và chữa trị.
(Theo Denverpublic Health)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Hantavirus là gì, có nguồn gốc từ đâu và nó nguy hiểm như thế nào? tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].