Một trong những ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam và cũng là điểm du lịch nổi tiếng của vùng biển phía Nam – hải đăng Vũng Tàu, vừa được “thay áo mới”.
Trong khuôn khổ dự án, một video với câu chuyện cảm động về người gác hải đăng đã được đăng tải trên cộng đồng mạng và nhanh chóng nhận được hàng ngàn lượt tương tác và chia sẻ.
Hôm nay, Tạp chí Gia Đình Mới đã có một buổi phỏng vấn với nhân vật chính của đoạn video này - ông Nguyễn Trọng Thạo, trưởng trạm gác hải đăng Đại Lãnh và bà Pamela Phua - Giám Đốc AkzoNobel Việt Nam, về những câu chuyện thú vị xoay quanh ngọn hải đăng.
Trong 1 tháng qua, video về người canh gác hải đăng đã đạt được 68 nghìn lượt like, 5 nghìn lượt chia sẻ và 2,1 nghìn bình luận. Ông/bà đang cảm thấy thế nào về những kết quả này?
Ông Nguyễn Trọng Thạo – Đây là lần đầu tiên tôi xuất hiện với vai trò là nhân vật chính cho một video và tôi vô cùng bất ngờ khi câu chuyện đó lại nhận được nhiều phản hồi tích cực đến như vậy.
Kết quả tuyệt vời này làm tôi càng tự hào về công việc của mình, đồng thời tiếp thêm động lực để tôi nỗ lực nhiều hơn, xứng đáng với những lời động viên này.
Bà Pamela Phua – Những con số vượt ngoài mong đợi này khẳng định thông điệp của chúng tôi đã chạm đến trái tim và cảm xúc của khán giả. Thật tuyệt khi nhìn thấy video được ủng hộ đến không ngờ từ đông đảo người xem.
Rất nhiều khán giả bình luận rằng: “Quả là một video cảm động với câu chuyện truyền cảm hứng!”. Tôi rất hạnh phúc khi sản phẩm của mình tạo được hiệu ứng tích cực đến thế. Càng tự hào hơn khi nói rằng những sản phẩm chúng tôi tạo ra không chỉ để trang trí căn nhà mà còn bảo vệ tổ ấm của các gia đình.
Thưa ông Thạo, như chúng tôi thấy trong video, công việc của ông thật sự vất vả. Ông có thể chia sẻ lý do khiến ông gắn bó với nghề này đến bây giờ không?
Ông Nguyễn Trọng Thạo – Một số người nói rằng nghề canh gác hải đăng là một công việc mạo hiểm và là một trong những công việc khó khăn nhất trong vòng 100 năm trở lại đây. Có thể là bởi vì chúng tôi phải làm việc thâu đêm trong cơn bão để giữ cho ngọn đèn luôn sáng, chỉ dẫn thuyền bè cập bến an toàn.
Mặc dù công việc rất vất vả, nhưng suốt 30 năm gắn bó với nghề, tôi chưa bao giờ chán nản. Sinh ra ở vùng ven biển, tôi hiểu rất rõ những khó khăn mà ngư dân phải đối mặt, đặc biệt trong mùa mưa bão kéo dài và cảm giác hạnh phúc khi thấy một dấu hiệu của “đất mẹ” sau nhiều ngày dài lênh đênh trên biển.
Từ khi còn nhỏ, tôi đã được dạy về tầm quan trọng của ngọn đèn hải đăng trong việc giúp những con thuyền tìm thấy đường về nhà, giúp những người dân chài cảm thấy an tâm hơn trên mỗi hành trình kiếm sống.
Được biết, hải đăng Vũng Tàu là ngọn hải đăng thứ 2 được thay áo mới bởi thương hiệu Dulux của AkzoNobel, nằm trong một dự án bảo vệ hải đăng cho Việt Nam. Xin bà Pamela Phua chia sẻ thêm lý do AkzoNobel chọn hải đăng để bảo vệ mà không phải công trình khác?
Bà Pamela Phua – Cả hải đăng Đại Lãnh và hải đăng Vũng Tàu đều thuộc Chiến dịch Bảo vệ Hải đăng mà AkzoNobel đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Mọi người đều biết rằng hải đăng giống như ngọn đèn giao thông trên biển với mục đích như viện trợ hàng hải và giúp các chủ thuyền tìm thấy đất liền. Hơn nữa, đó cũng là những công trình biểu tượng thu hút khách du lịch đến một vùng đất, từ đó hỗ trợ du lịch địa phương và phát triển cộng đồng.
Tuy nhiên, những công trình này thường được xây dựng ở nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ ngoài và cấu trúc của chúng qua thời gian. Hiểu được sự tàn phá từ thời tiết, chúng tôi muốn mang đến những giải pháp sáng tạo để bảo vệ những công trình lịch sử có tác động lớn đến sự phát triển cộng đồng.
Năm nay, chúng tôi chọn hải đăng Vũng Tàu để bảo vệ vì đây là một trong những hải đăng lâu đời nhất Đông Nam Á. Nó được xây dựng năm 1862 dưới thời Pháp thuộc và gắn liền với lịch sử dân tộc.
Hải đăng Vũng Tàu được xem như biểu tượng của thành phố, do đó đây luôn là điểm đến du lịch mà bất cứ ai cũng ghé qua khi đặt chân đến Vũng Tàu. Chúng tôi hy vọng có thể duy trì vẻ đẹp của địa điểm du lịch nổi tiếng này dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.
Từ những gì ông bà đã trải qua trong công việc của mình, ông/bà có thể chia sẻ thêm những yếu tố nào gây ảnh hưởng đến ngọn hải đăng?
Ông Nguyễn Trọng Thạo –Hầu hết các ngọn hải đăng đều được xây dựng trên đảo gần bờ, nơi quanh năm thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt gió lốc và sấm sét thường xuất hiện trong mùa bão.
Nấm mốc và các vết nứt to nhỏ trên tường là những dấu hiệu của sự tàn phá thời tiết gây ra mà chúng ta có thể thấy được mỗi ngày.
Bà Pamela Phua – Từ kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm sơn, tôi cũng thấy vấn đề tương tự như những gì ông Thạo vừa đề cập. Những bất lợi về thời tiết sẽ phá hoại thẩm mỹ của ngọn hải đăng trong ngắn hạn và phá hoại kết cấu của công trình trong dài hạn nếu không có biện pháp bảo vệ hợp lý.
Trong ngành công nghiệp sơn và chất phủ, khí hậu ven biển là một thách thức mà chúng tôi luôn nỗ lực để chinh phục. Thật tự hào khi nói rằng ,sơn ngoại thất Dulux Weathershield® được sử dụng để sơn lại công trình này đang hoàn thành tốt vai trò “người bảo vệ” tốt nhất cho những ngọn hải đăng.
Ông/bà đánh giá thế nào về khả năng được bảo vệ của ngọn hải đăng sau khi được sơn lại?
Bà Pamela Phua – Thời gian sẽ có câu trả lời tốt nhất cho những nỗ lực của chúng tôi nhưng chúng tôi tin rằng hải đăng Vũng Tàu đã được bảo vệ theo cách thích hợp nhất. Với kinh nghiệm trong dự án hải đăng Đại Lãnh, chúng tôi có thể tự tin nói rằng sơn Dulux Weathershield® là giải pháp tốt nhất cho công trình này.
Vài trong số những chức năng ấn tượng nhất của nó là Chống Phai Màu – Chống tia UV với công nghệ Colour Lock, Chống Thấm Vượt Trội nhờ công nghệ Rain Guard, Chống Kiềm Hoá tối ưu với công nghệ Alkali Guard, Chống Rêu Mốc gấp 2 lần với công nghệ đột phá Smart Release và Làm Mát lên đến 5 độ C nhờ công nghệ Keep Cool.
Sau một năm, ngọn hải đăng vẫn duy trì được vẻ đẹp kể từ khi sơn lại. Do đó, chúng tôi kỳ vọng hải đăng Vũng Tàu cũng sẽ được bảo vệ tương tự.
Ông Nguyễn Trọng Thạo – Tôi muốn bổ sung thêm vài lợi ích khác mà dự án đã mang lại cho ngọn hải đăng, điều mà tôi thấy được hàng ngày. Khách du lịch đến hải đăng Đại Lãnh nói với tôi rằng họ thích vẻ đẹp và lớp áo mới của hải đăng.
Một số người đến đây từ trước năm 2018, khi quay trở lại cũng nói rằng họ rất vui khi thấy sự thay đổi tích cực. Sau khi dự án hoàn thành, ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan ngọn hải đăng này, nhờ vậy mà du lịch địa phương phát triển hơn, tạo thêm nguồn thu nhập cho bà con nơi đây.
Tôi mong rằng những ngọn hải đăng khác của Việt Nam cũng được bảo vệ như vậy.
Thưa bà Pamela Phua, xin bà chia sẻ kế hoạch sắp tới của AkzoNobel để mở rộng sự thành công của chiến dịch này?
Bà Pamela Phua – Bảo vệ hải đăng là một chiến dịch dài hơi. Có rất nhiều công trình khác ở Việt Nam sẽ được chúng tôi bảo vệ trong tương lai.
Sau thành công của dự án hải đăng Đại Lãnh năm ngoái, chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi năm nay được đồng hành với hải đăng Vũng Tàu – nơi được biết như một ngọn hải đăng đẹp và cổ nhất Việt Nam.
Dòng sơn Dulux Weathershield® đang chứng tỏ hiệu quả vượt trội trong việc bảo vệ hải đăng Đại Lãnh và Vũng Tàu, do đó chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng sản phẩm này sẽ giúp bảo vệ tối ưu và duy trì vẻ đẹp cho các công trình trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.
Đào NguyễnBạn đang xem bài viết Người gác hải đăng – những anh hùng thầm lặng tại chuyên mục Nhịp sống Gia Đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].