Theo Nghị định 49/2017/ND-CP của Chính phủ, thuê bao di động trả trước cần cập nhật đầy đủ thông tin để đảm bảo quyền lợi SIM chính chủ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông (sau đây gọi tắt là Điều 15 Nghị định 25) như sau:
“Điều 15. Giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao
5. Thông tin thuê bao bao gồm:
a) Số thuê bao; đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao: đối với cá nhân (cho bản thân; cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ; cho thiết bị); đối với tổ chức (cho các cá nhân thuộc tổ chức; cho thiết bị);
b) Thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người có quốc tịch Việt Nam);
c) Thông tin trên giấy tờ của tổ chức, bao gồm: tên tổ chức; địa chỉ trụ sở giao dịch; thông tin trên giấy tờ tùy thân của người đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và thông tin trên giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân thuộc tổ chức tương ứng với số thuê bao mà tổ chức giao cho cá nhân đó sử dụng (trường hợp tổ chức giao cho người sử dụng) theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Bản số hóa toàn bộ các giấy tờ của cá nhân, tổ chức đã xuất trình khi đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
đ) Ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động); bản số hóa bản xác nhận thông tin thuê bao hoặc bản xác nhận thông tin thuê bao có chữ ký điện tử (đối với dịch vụ viễn thông di động trả trước);
Trước bối cảnh lượng khách hàng ồ ạt đến cập nhật thông tin khiến các điểm giao dịch tắc nghẽn, quá tải, Vinaphone và Mobifone đã thông báo lùi thời hạn cho khách hàng sau ngày 24/4.
Trong khi đó, Viettel là nhà mạng có lượng khách hàng đông đảo nhất những lại chưa có động thái nào về việc hỗ trợ khách hàng cập nhật thông tin sau ngày 24/4.
Trên thực tế, chỉ còn chưa đầy 24 giờ nữa là kết thúc thời hạn cập nhật thông tin cá nhân của Viettel, điều này khiến hàng triệu khách hàng của nhà mạng Viễn thông Quân đội chưa kịp bổ sung thông tin lo lắng.
Theo ghi nhận của Gia Đình Mới, các điểm giao dịch của Vinaphone và Mobifone lượng khách hàng đến cập nhật thông tin đã thưa dần.
Trong khi đó tại các điểm giao dịch Viettel, người dân vẫn đang toát mồ hôi chen chân nhau để cập nhật cũng như bổ sung thông tin cá nhân.
Trước đó, những ai chỉ thiếu ảnh chân dung có thể bổ sung tại nhà qua ứng dụng “My Viettel”.
Tuy nhiên, với lượng khách hàng Viettel lên tới hàng chục triệu thuê bao, ứng dụng của nhà mạng khó có thể phục vụ được với tần suất cao và liên tục rơi vào tình trạng quá tải.
Theo anh Minh, một khách hàng đang sử dụng thuê bao Viettel: “Dân mình hiền quá, chúng ta là khách hàng, khi đi mua sim đã đăng ký thông tin chính chủ. Họ cần chúng ta bổ sung thông tin theo quy định mới thì họ phải tìm gặp chúng ta chứ không phải thông báo kiểu hù dọa sẽ khóa sim.”
Xét ở góc độ nhà mạng, việc yêu cầu người dân cập nhật thông tin cá nhân theo quy định cũng để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của mình.
Tuy nhiên, việc thông báo và kết thúc thời hạn cập nhật thông tin của nhà mạng trong thời gian khá ngắn, mà lượng khách hàng quá đông đã khiến cho nhiều khách hàng muốn mà không cập nhật thông tin nổi.
Hoàng HiệpBạn đang xem bài viết Hàng triệu khách hàng Viettel lo lắng nguy cơ hết hạn cập nhật thông tin cá nhân tại chuyên mục Tiêu dùng Gia đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].