Theo Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền, Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng 1.000 giường bệnh điều trị tại 6 bệnh viện: Bắc Thăng Long, Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Đống Đa, Bệnh viện dã chiến Mê Linh.
Về năng lực xét nghiệm PCR, Hà Nội hiện có 4 máy RT-PCR công suất 1.000 mẫu/ngày; 11 bệnh viện của Hà Nội cũng thực hiện được xét nghiệm RT-PCR gồm 8 bệnh viện công lập và 3 bệnh viện tư với tổng công suất 2.484 mẫu/ngày. Hà Nội dự kiến công suất xét nghiệm tối đa có thể đạt là 5.684 mẫu/ngày.
Hiện Hà Nội đang triển khai xét nghiệm theo thứ tự ưu tiên: Các trường hợp tiếp xúc F1, đối tượng từ Đà Nẵng về có triệu chứng, đối tượng từ Đà Nẵng về qua vùng dịch và đối tượng từ Đà Nẵng về chưa qua 14 ngày.
Tuy nhiên, năng lực xét nghiệm của Hà Nội vẫn còn hạn chế, do đó, thành phố đã huy động các đơn vị ngoài công lập tham gia công tác xét nghiệm, nhưng gặp khó khăn về cơ chế, giá, giao nhiệm vụ…
Do đó, tại buổi làm việc về công tác phối hợp chuẩn bị đáp ứng với tình huống mới Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý kiến nghị Bộ Y tế cho tăng công suất hỗ trợ xét nghiệm cho Hà Nội.
Đồng thời, xin ý kiến Bộ Y tế trong công tác cách ly tại nhà đối với người đi từ Đà Nẵng về; quản lý giá vật tư y tế…
Phó Chủ tịch cũng kiến nghị Bộ Xây dựng lập phương án Bệnh viện chuyên về COVID-19 trong điều kiện mới trên cơ sở các bệnh viện hiện có trên địa bàn để tránh tình trạng lây chéo nhằm bảo vệ đội ngũ cán bộ y tế, bác sĩ phục vụ người bệnh.
An AnBạn đang xem bài viết Hà Nội kiến nghị xây dựng phương án tổ chức Bệnh viện chuyên về COVID-19 tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].