Hà Nội: Chiến dịch tiêm vắc-xin COVID-19 kéo dài hơn 9 tháng, ai cũng được đăng ký

Hà Nội đã sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, được kéo dài hơn 9 tháng (từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022) và bất kỳ ai cũng có thể đăng ký tiêm.

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, hiện Hà Nội đã sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, được kéo dài hơn 9 tháng (từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022).

Ngay từ bây giờ, Hà Nội đã sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, được kéo dài hơn 9 tháng (từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022) và bất kỳ ai cũng có thể đăng ký tiêm. theo 2 cách sau:

Thứ nhất là, người dân có thể đăng ký theo bản đăng ký giấy tại xã, phường, thị trấn, sau đó cán bộ sẽ nhập các dữ liệu lên "Sổ sức khỏe điện tử".

Thứ hai là đăng ký online (trực tuyến) trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 hoặc tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" cho điện thoại dùng hệ điều hành Android và iOS. Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm, người dân sẽ thấy thông tin về hướng dẫn đăng ký tiêm vắc-xin.

  Mọi người dân ở Hà Nội đều có thể đăng ký tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Ảnh minh họa

Mọi người dân ở Hà Nội đều có thể đăng ký tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Ảnh minh họa

Bất kể ai cũng có thể đăng ký tiêm chủng và nhân viên y tế tại các cơ sở tiêm chủng của Hà Nội sẽ căn cứ vào phiếu đăng ký đó để sàng lọc cụ thể từng đối tượng, xem ai tiêm ở đâu.

Khi căn cứ vào phiếu đăng ký, tình hình sức khỏe của từng người, nhân viên y tế sẽ phân loại, có người tiêm ở các điểm tiêm thông thường, có người phải tiêm ở bệnh viện.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, theo quy định, vắc-xin phòng COVID-19 chỉ tiêm cho đối tượng từ 18- 65 tuổi. Tuy nhiên, người trên 65 tuổi vẫn nên đăng ký tiêm chủng. Những trường hợp này nên lưu ý, khi đăng ký tiêm chủng trực tuyến cần điền thông tin cụ thể vào cột (trên 65 tuổi) trong phiếu.

Căn cứ vào tình hình sức khỏe của những người trên 65 tuổi sẽ quyết định việc họ được tiêm hay không. Nếu người trên 65 tuổi sau khi được khám lâm sàng mà sức khỏe của họ hoàn toàn bình thường thì có thể chỉ định tiêm ở bệnh viện. Do đó, người dân cần điền đầy đủ thông tin trên phiếu đăng ký tiêm chủng.

Tiêm chủng vắc-xin COVID-19 là hình thức tiêm tự nguyện và theo lịch tiêm. Cơ sở tiêm chủng trên địa bàn căn cứ vào thông tin này sẽ xác nhận lịch tiêm chủng cho người dân.

Đến nay, Hà Nội đã xây dựng phương án triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn với mục tiêu tiêm trên quy mô lớn để phòng ngừa chủ động theo phương châm "tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất", trong đó mục tiêu an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu.

Trong chiến dịch này, số lượng người trong độ tuổi cần tiêm chủng (tạm tính lứa tuổi từ 18 đến 65) của Hà Nội là trên 5,1 triệu người (căn cứ theo Nghị quyết số 21/CĐ-CP của Chính phủ), đồng thời mở rộng sang các đối tượng khác. Các đối tượng tiêm được chia thành 10 nhóm theo thứ tự ưu tiên để bảo đảm tính chính xác, minh bạch trong việc tiếp cận vắc-xin.

Hiện, phương án mà Hà Nội đưa ra là sẵn sàng 1.200 dây chuyền tiêm. Nếu nguồn cung vắc-xin bảo đảm, thành phố phấn đấu đạt tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày, đồng thời, huy động 100 tổ cấp cứu cơ động để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp xảy ra các phản ứng sau tiêm.

Nhưng đến thời điểm này, tiêm được bao nhiêu và mở các điểm tiêm như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào lượng cấp phát vắc-xin của Bộ Y tế.

Để bảo đảm giãn cách, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc tại điểm tiêm, Hà Nội sẽ căn cứ vào phiếu đăng ký tiêm chủng của người dân, từ đó xây dựng kế hoạch cho sát với thực tế.

Trước khi triển khai tiêm chủng, ngành y tế Hà Nội sẽ gọi từng người, nhắn tin điện thoại mời từng người đến tiêm chủng.

Ví như trong một buổi sáng, dây chuyền tiêm cho khoảng 100 người thì sẽ có từng đó người được gọi. Sau đó, người dân sẽ đến tiêm theo thứ tự được gọi.

Để tránh xảy ra tình trạng quá tải, bảo đảm giãn cách an toàn, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cũng mong người dân phối hợp với ngành y tế, chấp hành nghiêm túc các quy định.

Cụ thể, người dân khi đến tiêm phải theo đúng khung giờ được gọi, không thể nhận được tin nhắn tiêm buổi sáng nhưng đến buổi chiều mới ra tiêm.

Thêm vào đó, khi đến điểm tiêm, người dân cần tuân thủ quy định tại điểm tiêm, thực hiện đầy đủ quy định "5K": Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế. 

An An

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính