Giám đốc BV Tâm thần: COVID-19 làm bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu tăng gấp 3 lần

Nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 tăng lên, với tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 31,4%, rối loạn lo âu là 31,9%, căng thẳng là 41,9%, rối loạn giấc ngủ là 37,9%.

Theo PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương, đại dịch COVID-19 đã làm tăng tỉ lệ mắc bệnh rối nhiễu tâm trí, bao gồm tỉ lệ mắc trầm cảm, rối loạn lo âu, lạm dụng ma túy và tự sát. Rối loạn khí sắc và lo âu đã tăng 3 lần trong năm 2020.

Kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thế giới về tỉ lệ mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 cho thấy, tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 31,4%, rối loạn lo âu là 31,9%, căng thẳng là 41,9%, rối loạn giấc ngủ là 37,9%.

Việc trẻ tạm dừng đến trường, phải học online đã gây nhiều vấn đề sức khỏe, tâm thần. Bị "nhốt" nhiều tháng trong nhà, không được giao lưu với bạn bè nên trẻ cảm thấy bức bí, khó chịu. Đồng thời, thể chất các em cũng bị ảnh hưởng do không được vận động nhiều, trong khi việc vận động thể chất giúp tiêu tốn năng lượng dư thừa và những trạng thái tâm thần tiêu cực.

Việc trẻ tiếp cận phương tiện internet nhiều dễ đối diện với nguy cơ bắt nạt trực tuyến. Chính vì vậy việc hỗ trợ nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần giúp các em vượt qua đại dịch là một nhu cầu cần thiết và cấp bách.

Với mong muốn giúp các em học sinh biến áp lực thành động lực, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với sự đồng hành của Abbott Laboratories trong khuôn khổ Chương trình phối hợp về "Xây dựng cộng đồng khỏe mạnh hơn" đã tổ chức diễn đàn "Vắc xin hạnh phúc" trên nền tảng trực tuyến.

  Nhiều em học sinh chia sẻ thường gặp xích mích với bố mẹ trong thời gian ở nhà mùa dịch. Ảnh minh họa

Nhiều em học sinh chia sẻ thường gặp xích mích với bố mẹ trong thời gian ở nhà mùa dịch. Ảnh minh họa

Tại diễn đàn, nhiều em học sinh đã chia sẻ, các em gặp phải những vấn đề về sức khỏe như đau mỏi mắt, ù tai, giảm khả năng nghe, nhìn sau nhiều giờ phải ngồi học online căng thẳng.

Có em học sinh còn chia sẻ rằng, do ở nhà quá lâu khiến em luôn cảm thấy bị xa cách với bạn bè và rất khó để gần gũi mới bạn như hồi đi đọc ở trường, ở lớp.

Thậm chí, em Lê Minh Đức, học sinh lớp 8, trường Nguyễn Trường Tộ còn tâm sự rằng, thời gian ở nhà quá nhiều làm em và người thân luôn xảy ra xích mích, không có không khí vui vẻ hòa hợp như những ngày chưa có giãn cách. Và em rất muốn tìm cách để tạo nên không khí hòa hợp trong gia đình nhưng có vẻ quá khó.

Sau khi lắng nghe tâm tư, suy nghĩ về khó khăn mùa COVID-19 của các em học sinh, các chuyên gia tâm lý tham dự diễn đàn đã đưa ra các giải đáp, từng bước tháo gỡ những tác động do dịch COVID-19 gây ra về sức khoẻ thể chất và tinh thần. Qua đây kết nối trái tim giữa cha mẹ và con cái, trao đổi phương pháp làm cha mẹ nhằm tạo ra một sức khoẻ lành mạnh, một gia đình hạnh phúc.

Diễn đàn đã cung cấp những thành tố vắc xin tinh thần quan trọng để tạo nên "vắc xin hạnh phúc" như:

+ "Lắng nghe" là đón nhận cuộc giao thoa giữa xúc cảm, lí trí và tiếng nói bản thể của chính mình."Lắng nghe" giúp ta thấu suốt được nguồn tâm của mình, của người và của đời. Lắng nghe giúp nhân loại bồi đắp những tình cảm tốt đẹp trong gia đình, nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần trong đại dịch.

+ "Yêu thương": Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, và cũng có được sự vui vẻ. Một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Chính yêu thương giữa người với người trong gia đình, cộng đồng sẽ là liều vắc xin tốt nhất để chống lại sự xâm nhập của virus...

  Các chuyên gia tham dự diễn đàn Vắc xin hạnh phúc đã cung cấp cho các em học sinh những kiến thức về mối quan hệ gia đình

Các chuyên gia tham dự diễn đàn Vắc xin hạnh phúc đã cung cấp cho các em học sinh những kiến thức về mối quan hệ gia đình

Bà Trương Thị Thu Thuỷ - Trưởng ban gia đình xã hội (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chia sẻ: "Các hoạt động diễn ra trong diễn đàn nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực về sức khoẻ thể chất và tinh thần đối với các em học sinh, tạo ra những kháng thể, những suy nghĩ tích cực để học sinh ứng dụng vào các hoạt động thực tiễn trong một bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp".

Tại diễn đàn, các chuyên gia đã cung cấp cho các em học sinh có kiến thức về mối quan hệ gia đình, hiểu được phản ứng tâm lý của cha mẹ, điều này giúp các em có cách ứng phó phù hợp.

Bên cạnh đó, diễn đàn giúp các em nắm bắt được những nhu cầu, xu hướng phát triển của bản thân về sức khoẻ thể chất và tinh thần. Tại đây, cha mẹ cũng học được cách lắng nghe những lo lắng, áp lực của con. Từ đó cha mẹ và con cái có được kỹ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống gia đình. Có thái độ cởi mở, tôn trọng và xây dựng vòng tròn gia đình hạnh phúc.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính