Mùa đông năm nay được đánh giá là khắc nghiệt đối với sức khỏe mọi người khi nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch hàng chục độ, thời tiết luôn duy trì kéo dài trên ngưỡng 10 độ C...
Điều đó ảnh hưởng đặc biệt tới những đối tượng có sức đề kháng kém như: trẻ nhỏ, người già và phụ nữ sau sinh...
Vậy làm cách nào để bảo vệ sức khỏe khỏi tác động xấu của thời tiết của mùa đông năm nay? Chương trình trực tuyến livestream ‘Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bé khi trời trở lạnh’ của chương trình ‘mẹ Đẹp – con Khỏe’ với các chia sẻ của 2 khách mời:
1. PGS-TS. BS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương
2. Chị Lê Ngọc Lý, hot mom trong cộng đồng Làm cha mẹ.
BẮT ĐẦU GIAO LƯU TRỰC TUYẾN:
MC: Thưa PGS-TS. BS Bùi Vũ Huy, tại sao trẻ thường mắc các căn bệnh nêu trên vào mùa lạnh?
PGS-TS. BS Bùi Vũ Huy: Miền bắc Việt Nam, mỗi khi gió mùa về khiến không khí lạnh, ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho virut, vi khuẩn có hại phát triển. Có thể nói, có tới 200 loại virut gây bệnh khác nhau. Từ đó chúng tấn công vào cơ thể khi có điều kiện.
Ngoài ra, sức đề kháng vào mùa rét của cơ thể cũng kém hơn, nhất là ở trẻ nhỏ và người già. Khi thời tiết thay đổi, cơ thể có cơ chế tự nhiên phản ứng lại để chống đỡ.
Ví dụ: Khi trời rét mọi người thường có hiện tượng rét run, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước tác động của thời tiết. Hoặc hiện tượng, sổ mũi khi trời rét là hiện tượng niêm mạc mũi cũng phản ứng lại với thời tiết giá lạnh.
Vì vậy, thời tiết lạnh, nếu vi khuẩn, virut phát triển mà sức đề kháng kém, cơ thể không kịp khống chế sẽ xâm nhập, gây bệnh cho cơ thể.
Miền Bắc mỗi khi gió mùa mang độ lạnh và hơi ẩm của không khí thuận lợi chi vi khuẩn, virut phát triển, cụ thể với nền nhiệt 0 độ C sống được 30 ngày; 20 độC sống 4 ngày.
Mùa đông có khoảng virut có 200 loại khác nhau gây tổn thương, virut xâm nhập tồn tại trong hòm miệng, nhiễm vi rút đề kháng giảm, tạo vi khuẩn gây bệnh.
MC: Còn chị Lê Ngọc Lý, lo lắng lớn nhất với các cháu bé vào mùa lạnh là gì?
-Chị Lê Ngọc Lý: Trẻ nhỏ trong giai đoạn còn đang bú sữa mẹ, thời tiết lạnh rất hay mắc các bệnh đường hô hấp như ho, cảm lạnh, cảm cúm…
Không chăm sóc tốt sẽ dễ bị các bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản và sẽ nguy hiểm với trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
MC: Còn với kinh nghiệm của người đã từng nuôi con nhỏ, chị Lê Ngọc Lý có những biện pháp gì để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ tốt hơn?
-Chị Lê Ngọc Lý: Cách của tôi là hút mũi cho bé, nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho con. Kinh nghiệm của tôi là làm ấm nước muối trước khi nhỏ.
Giữ ấm cho bé, để nhiệt đột phòng khoảng 27 độ C. Và không nên đưa trẻ ra đường khi trời lạnh.Ra ngoài sẽ đeo khẩu trang cho bé.
Trẻ dưới 1 tuổi thì cho trẻ uống quất ngâm đường phèn, không nên dùng mật ong vì mật ong không dùng được cho trẻ dưới 1 tuổi.
Làm liên tục 2 -3 ngày, tình trạng con bị mũi dãi ngừng hẳn luôn.
MC: Chị Bảo Phượng (Xuân Đỉnh, Hà Nội): Sinh cháu 6 tháng nhưng sức khỏe không được tốt, mùa lạnh sức khỏe kém, dễ ốm, dễ cảm lạnh. Muốn xin ý kiến từ chương trình, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng để tăng sức khỏe cho mẹ và chất lượng sữa cho con bú?
- BS Huy: Người Việt Nam mình chỉ chú ý đến con mà ít chú ý đến mẹ. Tôi muốn góp ý cho các bà mẹ, mẹ có khỏe thì mới chăm được con, sức khỏe, tâm lý, kiến thức vững sẽ chăm con rất tốt, không phải đến bác sĩ nhiều.
Tôi khuyên các cháu vừa sinh – 6 tháng phụ thuộc sữa mẹ, cháu đói cho bú nhưng nên hạn chế bú đêm, ban ngày hoạt động, đêm là ngủ vừa giúp mẹ khỏe, con khỏe. Một đêm bà mẹ nên ngủ liên tục ít nhất 6 tiếng để đảm bảo sức khỏe và có sữa cho bé.
Ngoài ra cũng lưu ý, trẻ uống ít nước vào mùa này cũng là một trong những nguyên nhân dễ gây táo bón. Vì vậy cần bổ sung nước cho trẻ đúng độ tuổi, phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Bên cạnh đó, mùa này các mẹ thường tăng cường cho con ăn đồ đạm để có sức khỏe nhưng cũng rất dễ khiến trẻ táo bón.
- Chị Lê Ngọc Lý: Bé nhà mình tròn 1 tuổi, đang ti mẹ mình thấy mẹ cần phải khỏe, sau 6 tháng bé hay ốm nhiều hơn, thích nghi môi trường. Mà mẹ thì khá bận rộn, ngủ vẫn phải cho con ti nên ngủ thiếp đi nên lạnh và hôm sau sụt sịt luôn.
Mẹ cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm, giữ nguồn dinh dưỡng cho mẹ và bổ sung 1 số thực phẩm để mẹ đủ chất mà không phải ăn quá nhiều.
- MC: Câu hỏi tiếp theo chúng tôi nhận được là: Bé 3 tháng tuổi mà hay ra mồ hôi trộm. Vậy làm cách nào để bé không bị mồ hôi trộm?
- BS Huy: Có 2 lí do, nhiệt độ phòng quá nóng, các mẹ có thói quen đóng cửa, phòng kín, các cháu lại lớn rất nhanh, trao đổi chất nhanh nên nhiệt độ cao.
Các cháu mặc quá ấm cũng ra mồ hôi. Hoặc nó là biểu hiện của bệnh lý.
Nhiệt độ phòng nên 27 – 29 độ là hợp lí. Chúng ta nên mua biểu kế gắn trong phòng để đảm bảo nhiệt độ. Chú ý không nên đốt than củi vì cacbon bay lên, trẻ hít vào không tốt. Lưu ý, mẹ mặc như thế nào thì cho con mặc như vậy là vừa.
- MC: Câu hỏi từ Facebook oanh cún: Cho cháu hỏi, trước con cháu được 1 tháng đã từng bị viêm phế quản phổi co thắt. Giờ bé được 9 tháng rồi thời tiết thay đổi lại khò khè. Làm thế nào để tránh ạ.
- BS Huy: Viêm phế quản co thắt lúc 1 tháng tuổi gọi là viêm tiểu phế quản virut, liên quan virut trong mùa lạnh.
Đã từng bị, khỏi rồi nhưng vẫn có nguy cơ tái lại do vào mùa đông có rất nhiều loại virut gây bệnh hô hấp. Vì vậy, hãy phòng ngừa đầy đủ: tiêm phòng để hạn chế bệnh, ăn uống đầy đủ chất, sức khỏe tốt, mẹ ăn tốt để cung cấp sữa cho con với chất lượng tốt nhất.
Để hạn chế lây bệnh cần áp dụng biện pháp vệ sinh: các mẹ cần vệ sinh tay chân, tắm rửa trước khi bế và cho con ăn. Lưu ý là mẹ có thể là nguồn gây bệnh cho các cháu.
- MC: Câu hỏi từ chị Kiều Linh: cháu bị nôn trớ, trằn trọc rồi nôn, xin hỏi bác sĩ cách xử trí như thế nào?
- BS Huy: Nôn trớ có nhiều lí do: nhiễm khuẩn, ăn no quá, giấc ngủ không sâu gây ho cũng nôn trớ. Cần chú ý từng bước. Đầu tiên, cần đảm bảo buồng ngủ sạch, thoáng mát, điều hòa nhiệt độ sinh lí cho cả mẹ lẫn con (không gây khô da).
Nên mở cửa phòng cho thoáng (trưa nắng ấm đón gió). Khi chăm sóc trẻ cũng cần hợp lí, ăn ngủ đúng giờ giấc, trước khi ngủ không nên cho ăn quá no. Cơ thắt dạ dày con yếu, ăn no sẽ gây trào ngược. Khi đảm bảo chăm sóc cơ bản mà hiện tượng vẫn xảy ra thì nên cho bé đến cơ sở y tế
- MC: Có độc giả hỏi có cần thiết nhỏ nước muối sinh lí thường xuyên không?
- BS Huy: Nước chưng cất hóa với muối, nước muối có khả năng rửa mắt. Nó cũng không quá nguy hiểm nên có thể yên tâm sử dụng.
- Chị Lý: Bé nhà mình dưới 2 tuổi, tôi thường nhỏ mũi thường xuyên cho bé để vệ sinh cho bé sạch sẽ vì cũng không có hại gì. Khi bé lớn hơn thì tôi sẽ ít nhỏ đi vì khi đó sức đề kháng của bé đã tăng lên.
- MC: Bạn Thanh Huyền có hỏi: mong chương trình tư vấn trang phục phù hợp vào mùa đông để không bị viêm phổi?
- Chị Lý: Nên giữ nhiệt độ phòng 27- 29 độ C để da hô hấp tốt. Mẹ mặc thế nào thì mặc cho con như vậy.
Khi ngủ bé có hiện tượng đạp chăn, vì vậy kinh nghiệm của tôi là cho con mặc áo dài, rộng để đảm bảo đủ ấm và thoáng. Có thể dùng túi ngủ để giữ ấm cho trẻ.
- MC: Mùa lạnh, trẻ nhỏ thường xuyên được phụ huynh cho đóng bỉm. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của em bé thưa các vị khách mời?
- Chị Lý: Bé nhà mình 1 tuổi mình vẫn đóng bỉm cho bé, mình đóng từ mới sinh. Mình thấy bỉm có nhiều loại, nếu chọn được bỉm hợp và đảm bảo chất lượng thì rất ổn. Những quan niệm như đóng bỉm nhiều thì chân trẻ dễ bị vòng kiềng hay hăm, nhưng tôi nghĩ nếu chọn được các sản phẩm tốt thì không quá sợ phần đó.
- BS Huy: Trước đây chúng ta hay dùng tã quấn, nó kinh tế vì rẻ nhưng nhược điểm là không đảm bảo mặt vệ sinh. Giờ chúng ta tiến bộ hơn là dùng bỉm, đảm bảo vệ sinh nhưng nó có thể gây tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách như: gây ngứa, gây ứ đọng nước tiểu gây bẩn tại chỗ.
Vì vậy nên chọn bỉm có chất lượng; thay bỉm đều đặn 5 - 6 tiếng/1 lần. Đồng thời vệ sinh cho bé để chống hăm (vì nhiều bà mẹ chỉ thay bỉm mà không vệ sinh cho bé).
- MC: Một khán giả hỏi Con tôi 1 tháng 25 ngày, bị sôi bụng liên tục, tôi nên xử trí như thế nào?
- BS Huy: Đó có thể là do nhu động ruột, nên xem chế độ ăn và phân.
Bé < 1 tuổi, phân nhuyễn và đi khoảng 2 lần/ ngày là bình thường. Nếu cháu ăn khỏe, cân nặng đảm bảo thì không sao, còn nếu không đảm bảo nên đi khám ở các cơ sở y khoa.
- MC: Khán giả Duyên Mai hỏi: Bé 5 tháng bị tràm sữa nên điều trị như thế nào?
- Chị Lý: Lúc mới đẻ, bé gái nhà mình cũng bị dị ứng nổi mụn đỏ, mụn vỡ thành váng vàng ở mặt. Cho bé đi khám, bác sĩ cho thuốc bôi và tắm. Bác sĩ khuyên khi tắm không sử dụng sữa tắm có chất bào mòn da mà nên dùng loại nhiều độ ẩm, sau tắm nên bôi dưỡng da: dầu dừa, sản phẩm dưỡng da trên thị trường.
Bác sĩ cũng tư vấn nên sử dụng nước muối loãng. Sau một thời gian, da bé khỏi và trắng đẹp hơn. Bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm và được tư vấn biện pháp điều trị tốt nhất.
Để theo dõi, cập nhật tin tức buổi tọa đàm trực tuyến, độc giả hãy tham gia Sự kiện trên Facebook TẠI ĐÂY
Skype/ Zalo: 0888808388
Gia Đình MớiBạn đang xem bài viết Gia Đình Mới trực tiếp ‘Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bé khi trời trở lạnh’ tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].