Giá cà phê thế giới hôm nay
Giá cà phê thế giới hôm nay 25/3 dịch bệnh khiến giá cà phê chưa có được thời cơ bứt phá. Thị trường cà phê thế giới đang chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề cả hai chiều mua - bán
Giá cà phê robusta 3/2020 đang dao động ở mức 1324 - 1300 (cao nhất - thấp nhất).
Giá cà phê arabica tháng 3/2020 đang dao động ở mức 112.20 - 116.90 (cao nhất - thấp nhất).
Nguyên nhân của việc giá cà phê Robusta giảm do chịu sức ép dư cung. Nước sản xuất cà phê arabica chế biến ướt lớn nhất thế giới là Colombia mới đây đã thành lập nên quỹ bình ổn giá cà phê có trị giá gần 64 triệu đồng/ lượng với mục đích để bảo vệ những người nông dân trước biến động của thị trường.
Giá cà phê trong nước hôm nay
Giá cà phê trong nước hôm nay 25/3 thị trường có dấu hiệu hồi phục trở lại, trong ngày 24/3 nhiều vùng trồng cà phê tiếp tục nhẹ 100 đ/kg, đến đầu giờ sáng nay tiếp tục tăng thêm 400 đ/kg, đẩy giá lên mức 31.000 đ/kg.
Giá cụ thể tại một số vùng trồng cà phê như sau:
Giá cà phê ở Ia Gia Lai và Pleiku dao động trong mức 31.000 đ/kg .
Giá cà phê tại Đắk Nông ở mức mức 31.100 đ/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum ở mức 30.900 đ/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk ở ngưỡng 31.100 đ/kg và tại Buôn Hồ ở mức 31.000 đ/kg.
Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 31.100 đ/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.900 đ/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 500 đồng lên ngưỡng 33.500 đ/kg
Dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, rất nhiều của hàng cũng như quán cà phê buộc phải đóng cửa, mọi người hạn chế gặp gỡ, tụ tập đông người vậy nên không có cầu, cung sẽ càng chững giá.
Cà phê nội địa hiện tại vẫn đang duy trì ở mức khoảng 34.500 đ/kg và vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi do tình hình dịch bệnh trong nước ngày càng phức tạp hơn. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh do virus Corona chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê, đồng thời giá cũng sẽ thay đổi bất kỳ lúc nào.
Minh KhuêBạn đang xem bài viết Giá cà phê hôm nay 25/3: Tiếp tục tăng 400 đ/kg tại chuyên mục Thị trường - Giá cả của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].