Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Ghẻ nước và tổ đỉa: Cách phân biệt, nhận biết và điều trị dứt điểm

Ghẻ nước và tổ đỉa đều là bệnh da liễu có xuất hiện các mụn nước và cảm giác ngứa. Tuy nhiên, hai bệnh này rất khác biệt về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị. Hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt, nhận biết và điều trị bệnh ghẻ nước và tổ đỉa qua bài viết sau nhé!

1 Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là tình trạng xuất hiện mụn nước nhỏ kèm cảm giác ngứa ở lòng bàn tay hoặc bàn chân. Các mụn nước này thường nằm ở dọc theo kẽ các ngón tay hoặc ngón chân.

Các mụn nước tổ đỉa thường mọc ở dọc theo kẽ các ngón tay, ngón chân

Các mụn nước tổ đỉa thường mọc ở dọc theo kẽ các ngón tay, ngón chân

2 Bệnh ghẻ nước là gì?

Bệnh ghẻ là tình trạng phát mụn nước trên da và gây ra cảm giác ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Các mụn nước có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như vùng kín, lòng bàn tay, kẽ ngón tay và ngón chân...

Mụn nước trên da ở bệnh ghẻ gây ra cảm giác ngứa dữ dội

Mụn nước trên da ở bệnh ghẻ gây ra cảm giác ngứa dữ dội

3 Cách phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh này có thể liên quan đến di truyền và cơ địa dị ứng, thường xảy ra ở người trong độ tuổi 20 - 40.

Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) chính là tác nhân gây ra bệnh ghẻ nước. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc gần như người trong gia đình, bạn cùng lớp...

Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei chính là tác nhân gây ra bệnh ghẻ nước

Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei chính là tác nhân gây ra bệnh ghẻ nước

Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Đặc điểm Bệnh tổ đỉa Bệnh ghẻ nước
Hình dáng, kích thước mụn nước

Mụn nước có hình tròn với kích thước nhỏ, khoảng từ 1 – 2mm và được bao phủ bởi lớp da dày cứng, khó vỡ.

Mặc dù khó vỡ nhưng mụn nước phát sinh từ bệnh tổ đỉa có thể tự tiêu sau vài tuần.

Mụn nước có hình tròn, màu đỏ nhạt và được bao phủ bởi lớp da mỏng nên rất dễ vỡ khi gãi.

Cách mọc mụn nước Mọc rải rác hoặc tập trung thành cụm lớn. Mụn nước mọc sâu dưới da. Mọc rải rác và nông trên bề mặt da.
Phạm vi Thường chỉ xuất hiện ở dọc theo kẽ các ngón tay, ngón chân hoặc lòng bàn tay, bàn chân. Có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như vùng kín, lòng bàn tay, kẽ ngón tay và ngón chân...
Các đặc điểm khác của mụn nước Đặc trưng bởi lớp dày sừng màu vàng để lại sau khi mụn nước tiêu đi. Mụn nước có chất dịch trong, lấy kim khều có thể phát hiện cái ghẻ.
Thường dễ lây hơn khi gãi nhiều.
Mức độ ngứa ngáy Ngứa ngáy dữ dội. Ngứa dữ dội theo cơn, đặc biệt là vào ban đêm khi cái ghẻ hoạt động mạnh.
Thời gian khởi phát Bệnh thường xuất hiện theo đợt, tăng lên vào mùa hè và ít xuất hiện vào mùa đông. Thời gian xuất hiện của ghẻ nước thường liên quan đến mùa mưa bão, ngập lụt vì ghẻ rất thích môi trường ẩm thấp.
Dấu hiệu khác   Có nhiều rãnh ghẻ xuất hiện kèm theo mụn nước trên bề mặt da, chiều dài khoảng 2 – 4mm. Rãnh ghẻ được tạo thành do ghẻ cái đẻ trứng đào hang.

Khả năng lây lan

Bệnh tổ đỉa là bệnh lý do cơ địa nên không có khả năng lây lan. Ngược lại, bệnh ghẻ nước lại có khả năng lây lan rất nhanh qua tiếp xúc gần hoặc sử dụng chung đồ vật như khăn, chăn màn, quần áo...

Bệnh ghẻ nước lại có khả năng lây lan rất nhanh qua tiếp xúc gần

Bệnh ghẻ nước lại có khả năng lây lan rất nhanh qua tiếp xúc gần

Mức độ nguy hiểm

Bệnh tổ đỉa và ghẻ nước hầu như không gây ra bất kỳ nguy hiểm hay ảnh hưởng lớn nào đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Các mụn nước có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh do cảm giác ngứa.

Các mụn nước này nếu bị gãi mạnh quá nhiều và không được chăm sóc đúng cách thì sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm tấn công và gây bệnh.

Bệnh ghẻ nước và tổ đỉa tuy không nguy hiểm, nhưng ngứa ngáy có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Bệnh ghẻ nước và tổ đỉa tuy không nguy hiểm, nhưng ngứa ngáy có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

4 Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Điều trị bệnh tổ đỉa

Đa số bệnh tổ đỉa đều có thể tự khỏi mà không cần đến điều trị nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc và giữ vệ sinh vùng da tổn thương hợp lý. Trong trường hợp, các mụn nước mọc quá nhiều và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh thì bác sĩ có thể kê thuốc mỡ hoặc kem có chứa corticoid để bôi lên da.

Nếu tình trạng ngứa ngáy làm người bệnh quá khó chịu thì có thể sử dụng thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng ngứa. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm lạnh vào mụn nước trong 15 phút mỗi lần, nhiều lần trong ngày.

Điều trị bệnh ghẻ nước

Mục tiêu điều trị bệnh ghẻ là tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ và trứng của chúng trên da bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Thuốc bôi phải bao phủ được toàn bộ cơ thể, từ cổ trở xuống để tránh bỏ sót ghẻ.

Ngoài ra, vì ghẻ nước lây lan nhanh chóng, nên để điều trị dứt điểm, cần chú trọng điều trị cho tất cả thành viên trong gia đình cùng lúc.

5 Biện pháp phòng tránh bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Như đã nói ở trên, bệnh tổ đỉa là một bệnh mãn tính, liên quan đến di truyền và cơ địa dị ứng. Vậy nên, bệnh tổ đỉa không có cách nào để phòng tránh bệnh, tần suất bệnh tái phát sẽ giảm dần khi về già.

Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát và thúc đẩy quá trình lành bệnh dưới đây:

  • Giữ tay chân sạch sẽ: rửa tay và chân mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, không mùi. Sau đó, thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
  • Tháo nhẫn trước khi rửa tay: điều này giúp tránh làm tăng độ ẩm ở vùng da dưới nhẫn, ngăn tình trạng mụn nước trở nên trầm trọng hơn.
  • Bảo vệ tay khi tiếp xúc với nước: đeo găng tay có lót cotton khi rửa bát hoặc làm việc nhà khác liên quan đến nước.
  • Dưỡng ẩm thường xuyên: thoa kem dưỡng ẩm lên tay và chân sau mỗi lần tắm hoặc rửa. Nên thoa kem khi da còn ẩm để khóa độ ẩm hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể sử dụng kem chứa dimethicone để tạo lớp màng bảo vệ da.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: khi thời tiết khô, hãy dùng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong không khí, giúp da không bị khô và nứt nẻ.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng: nếu bạn biết mình bị dị ứng với một số chất nhất định, hãy cố gắng tránh tiếp xúc với chúng để giảm nguy cơ bùng phát tổ đỉa.

Còn bệnh ghẻ nước là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng nên có thể được phòng tránh bằng cách ngăn chặn các đường lây lan của ký sinh trùng:

  • Giặt tất cả quần áo, chăn màn, ga giường và sấy khô bằng nhiệt độ cao khi trong nhà có người mắc bệnh.
  • Để diệt cái ghẻ trên những món đồ không thể giặt được, bạn có thể cho chúng vào túi nhựa kín và bịt chặt trong khoảng 1 tuần. Cái ghẻ sẽ chết sau vài ngày do thiếu thức ăn.
  • Vệ sinh sạch sẽ và hút bụi toàn bộ ngôi nhà, đặc biệt là những người có đóng vảy ghẻ trên da vì lớp vảy này bong tróc ra có thể kèm theo cái ghẻ.

Giặt quần áo sạch sẽ và sấy khô là cách hiệu quả để phòng bệnh ghẻ nước

Giặt quần áo sạch sẽ và sấy khô là cách hiệu quả để phòng bệnh ghẻ nước

6 Khi nào cần gặp bác sĩ

Biểu hiện cần gặp bác sĩ

Đối với bệnh tổ đỉa thì bạn nên đi gặp bác sĩ khi mụn nước mọc quá nhiều, bị lở loét, mưng mủ do nhiễm trùng hoặc gây ra cảm giác ngứa làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Còn với bệnh ghẻ nước thì bạn cần được bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh ghẻ nước để nhanh chóng tiêu diệt cái ghẻ và tránh lây lan cho những người trong gia đình.

Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu mụn nước có mưng mủ

Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu mụn nước có mưng mủ

Một số bệnh viện uy tín - chuyên khoa da liễu

Hãy đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh ghẻ nước và tổ đỉa. Dưới đây là một số bệnh viện mà bạn có thể tham khảo:

  • TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM...
  • Hà Nội: Bệnh viện Da Liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai...

Xem thêm:

  • Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị DỨT ĐIỂM
  • Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tổ đỉa
  • 16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Bệnh tổ đỉa và ghẻ nước đều không gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể, tuy nhiên lại có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính