Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bị sặc dầu vào phổi vì dại dột dùng miệng hút dầu chạy máy

Trong lúc dùng miệng hút dầu để chạy máy xúc, người đàn ông bị sặc dầu vào phổi dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp.

Thông tin từ bác sĩ của khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, bác sĩ của bệnh viện vừa tiến hành rửa phổi cứu bệnh nhân bị sặc dầu diesel.

Được biết, nam bệnh nhân (46 tuổi, ở Thái Nguyên) làm nghề lái máy xúc. Trong lúc đang lái máy xúc thì bị hết dầu, người đàn ông phải hút dầu từ thùng phuy đổ vào máy. Do dùng miệng hút dầu nên người đàn ông đã bị sặc dầu chạy máy vào phổi.

Bệnh nhân được chuyển đến viện trong tình trạng sốt, khó thở tăng dần, suy hô hấp nặng, ngộ độc hóa chất. Sau khi thăm khám, làm kiểm tra các bác sĩ nhận thấy phần phổi của bệnh nhân bị tổn thương nặng, viêm đáy phổi dẫn đến suy hô hấp.

  Dung dịch được bác sĩ lấy ra sau khi tiến hành rửa phổi cho bệnh nhân

Dung dịch được bác sĩ lấy ra sau khi tiến hành rửa phổi cho bệnh nhân

Bác sĩ Nguyễn Viết Nghĩa, Phó trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: “Đây là ca thứ 2 bị sặc hóa chất vào phổi mà bác sĩ của bệnh viện phải tiến hành rửa phổi cứu bệnh nhân.

Bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật rửa phổi bằng dung dịch nước muối sinh lý. Chúng tôi phải dùng khoảng 10 lít dung dịch nước muối mới rửa sạch phổi cho bệnh nhân.

Sau khi được tiến hành rửa phổi bệnh nhân tỉnh táo, đã tự thở được, cảm giác đau tức ngực, nặng ngực đỡ đi nhiều và đang tiếp tục được các bác sĩ theo dõi”.

Qua trường hợp này, bác sĩ Nghĩa khuyến cáo người dân không nên dùng miệng hút hóa chất như xăng, dầu…

Cách sang chiết hóa chất như vậy là rất nguy hiểm. Dùng miệng hút dầu, xăng có nguy cơ sặc rất cao, nếu vào dạ dày gây tổn thương dạ dày, vào phổi gây viêm phổi, dẫn đến suy hô hấp. Nếu không được điều trị tích cực, không được rửa phổi thì phổi sẽ tổn thương, thậm chí dẫn đến tử vong.

Và nếu chẳng may bị sặc dầu vào đường tiêu hóa thì phải tìm cách gây nôn và cần được đưa đến các cơ sở y tế để rửa dạ dày.

Còn nếu hóa chất đi vào phổi thì phải tiến hành rửa phổi theo đúng quy trình, tại các cơ sở y tế có khả năng thực hiện kỹ thuật rửa phổi.

Lê Minh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính