Người thầy đầu tiên trong đời
Hãy nhớ, cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên trong đời.
Cha mẹ là những người dạy cho ta những bước đi đầu tiên, dạy cách ta yêu thương bản thân mình. Họ cũng chính là những người dạy ta biết cách tha thứ, dạy chúng ta can đảm, vượt qua khó khăn...
Đó chính là sự hi sinh thầm lặng. Khi lớn lên, làm cha mẹ rồi chắc chắn bạn sẽ hiểu tại sao họ lại yêu thương và dạy ta vô điều kiện như thế.
Cha là mối tình "kiếp trước" của con gái và là anh hùng đầu tiên trong mắt con trai
Cha thường ít bộc lộ cảm xúc với con cái. Nhưng kỳ thực, họ yêu thương con theo cách của riêng mình.
Những người cha có thể không thường thay tã cho con, không thường cho con ăn, chở con đi học, đi chơi, nhưng các cô con gái vẫn luôn "thần tượng" bố.
Còn trong mắt các chàng trai bé nhỏ, bố như một vị anh hùng khi đá bóng cùng con, chơi kiếm cùng con, hay dạy cho con sửa chữa đồ chơi. Trong mắt con, cha là siêu nhân, anh hùng.
Cha cũng dạy cho chúng ta biết vượt qua sóng gió thế nào và cần vững vàng ra sao trong cuộc sống.
Còn mẹ là cả một biển trời tình yêu vô điều kiện
Mỗi khi nhắc đến mẹ, ta sẽ nhớ nụ cười hiền, sự tần tảo và chịu thương chịu khó.
Mẹ có trái tim nồng ấm, sự hi sinh và tình yêu vô bờ bến cho chồng, con. Dù chúng ta thành công hay thất bại, mẹ vẫn luôn dành tình yêu thương suốt đời cho con.
Không ngẫu nhiên mẹ suốt ngày nhắc nhở, hỏi han những câu đại loại như con ăn cơm chưa, con nhớ đi ngủ sớm nhé, con nhớ ăn uống đầy đủ, con hãy giữ gìn sức khỏe,...
Có những đứa con, khi nghe đến những câu nói đó thì gắt gỏng và bảo rằng mẹ lo lắng thái quá. Nhưng thật ra, mẹ đang biểu lộ tình yêu của mình cho con đấy thôi.
Có bao giờ bạn sợ và thấy nhớ những lời mẹ nói khi mẹ không còn ở trên đời này nữa hay không?
Những giá trị gia đình
Ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này, người ta cũng đề cao giá trị gia đình.
Gia đình dạy chúng ta nên chăm sóc cha mẹ, đó là sự báo hiếu.
Gia đình cũng chính là nơi dạy cho ta sự chân thành, biết quan tâm lẫn nhau và dạy cho ta những bài học đạo đức, những giá trị căn bản và niềm tin trong cuộc sống.
Nếu gia đình không văn hóa, những con người cũng sẽ đánh mất giá trị của bản thân. Xã hội cũng vì thế mà loạn.
Thế nên, yêu thương, đền đáp công ơn cha mẹ cũng là cách để biểu lộ giá trị của gia đình.
Rồi đến lúc bạn cũng sẽ già
Tôi rất nhớ cách mẹ tôi chăm sóc ông bà nội tôi lúc về già. Mẹ tôi ân cần, chu đáo với bà hơn cả các cô của tôi. Dù ông bà ốm yếu, có khó tính, gắt gỏng đến đâu, mẹ vẫn kiên nhẫn chăm sóc ngày đêm, cho đến khi ông bà mất.
Mẹ đã dạy tôi cách chăm sóc họ khi về già.
Rồi sau này, chúng ta cũng sẽ già đi, các con cũng chính là những người chăm sóc.
Cách chúng đối xử với cha mẹ mình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách các con chăm sóc bố mẹ chúng.
(Theo Align)
Xem thêm Clip: Cuộc đời con thành hay bại là do cha mẹ
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Đừng đợi đến lúc già mới nhận ra cần báo hiếu cha mẹ thì đã muộn tại chuyên mục Quà tặng Cuộc sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].