Đừng bỏ lỡ đêm nay (31/1/2018): Siêu trăng, trăng xanh, trăng máu xảy ra cùng lúc

Một hiện tượng cực hiếm sẽ diễn ra đêm 31/1 khi siêu trăng, trăng xanh và nguyệt thực toàn phần màu đỏ (hay trăng máu) đồng thời xảy ra.

Lần đầu tiên sau 150 năm chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng

Lần đầu tiên sau 150 năm chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng "siêu trăng xanh máu"

Siêu trăng, trăng xanh, trăng máu là gì?

Siêu trăng là khái niệm để chỉ Mặt trăng nằm ở vị trí gần Trái đất nhất trong một quỹ đạo của nó quanh Trái đất. Theo Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA, siêu trăng lớn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn ở lúc đỉnh điểm. 

sieu trang

Trăng xanh (trong tiếng Anh là blue moon) là một khái niệm trong thế giới phương Tây để chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Khái niệm này không có liên quan gì tới màu sắc của Mặt trăng.

Thường thì một năm dương lịch có mười hai lần trăng tròn, trùng hợp mỗi tháng có một lần trăng tròn. Nhưng do mỗi năm dương lịch/năm chí tuyến dài hơn năm âm lịch 11 ngày nên những ngày này dần dồn lại để sau khoảng hai hoặc ba năm (chính xác hơn là chu kỳ 2,7154 năm hay 7 lần trong 19 năm chu kỳ Meton) lại có thêm một lần trăng tròn.

Trăng máu hay nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn bình thường khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất và che mất nguồn ánh sáng mặt Trời.

Còn màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn).

Hình ảnh nguyệt thực toàn phần ngày 27/9/2015

Hình ảnh nguyệt thực toàn phần ngày 27/9/2015

Đây là lần siêu trăng cuối cùng trong chuỗi 3 lần diễn ra vào 3/12, 1/1 và 31/1. Vì lần siêu trăng sắp tới là lần siêu trăng thứ 2 xảy ra trong một tháng nên hiện tượng đêm nay cũng chính là trăng xanh.

Xem siêu trăng xanh máu ở đâu?

Thời gian tốt nhất để xem siêu trăng là ngay sau khi trăng mọc hoặc ngay trước khi mặt trời lặn. Siêu trăng sẽ sáng nhất và lớn nhất vào thời điểm này vì "ảo ảnh ánh trăng" khiến trăng lớn hơn những vật thể xung quanh khác.

Những người ở Đông Á, Thái Bình Dương và phía tây của Bắc Mỹ sẽ được xem hiện tượng thiên nhiên này rõ nhất. Những người ở phía đông của Bắc Mỹ và châu Âu sẽ được xem một phần của nguyệt thực.

Khác với nhật thực, bạn có thể xem siêu trăng và nguyệt thực bằng mắt thường mà không gây ảnh hưởng xấu tới mắt.

Siêu trăng và trăng máu đồng thời ở Canada

Siêu trăng và trăng máu đồng thời ở Canada

Xem siêu trăng xanh máu khi nào?

Tại Việt Nam, chúng ta có thể bắt đầu quan sát hiện tượng từ 17h51, tại thời điểm Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng nửa tối của Trái Đất. Tới 19h51 thì Mặt Trăng sẽ bắt đầu chuyển sang màu đỏ và tới 20h29 thì đạt cực điểm, trăng sẽ hoàn toàn màu đỏ.

Thời gian xem Nguyệt thực toàn phần (Nguồn: Tinh Tế)

Thời gian xem Nguyệt thực toàn phần (Nguồn: Tinh Tế)

Tổng hợp theo ABCnews, Wikipedia, Tinh Tế...

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính