Không khí trong nhà cũng chứa rất nhiều thứ độc hại, các chất gây dị ứng có thể khiến chúng ta dễ bị mắc các bệnh về mắt, đường hô hấp, đau đầu.
Dần dần, các chất độc đó có thể phá vỡ hormone, làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể và có thể gây ung thư.
Các chuyên gia cho rằng, nếu cứ đợi đến năm mới dọn nhà một lần thì thật sự rất nguy hiểm đối với sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Dưới đây là các lý do:
1. Ô nhiễm và các chất gây dị ứng
Không khí trong nhà đôi khi có hại hơn không khí ở ngoài. Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC- Volatile organic compound) gồm có 13.000 chất hóa học độc hại như toluene, benzene, aldehyde, và formaldehyde... Chúng thường xuất hiện trong các loại đồ đạc gia đình và các vật liệu xây dựng.
Chúng ta không thể loại bỏ hết chất VOC từ các chất làm hoàn toàn bằng sắt, thủy tinh, bê tông hoặc đá. Khi hít vào, chúng ta dễ bị kích ứng ở mắt, mũi, cổ họng và nó có thể gây hen suyễn.
Một số triệu chứng điển hình khi hít phải các chất độc hại và gây dị ứng đó là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, phát ban ở da và mệt mỏi.
Nếu phơi nhiễm các chất độc hại trong quá trình lâu dài, chúng ta rất dễ bị suy thận, gan và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, đôi khi còn bị ung thư.
Ngoài ra, còn một số các chất gây dị ứng như nấm mốc, bụi mịn, lông mèo, lông chó,...
Cách giải quyết
Dù không thể loại bỏ hoàn toàn việc phơi nhiễm VOC nhưng chúng ta có thể hạn chế tiếp xúc với chúng bằng cách chọn mua đồ đạc có chứng nhận an toàn.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể mở cửa sổ hoặc sử dụng hệ thống thông gió để có thể điều hòa không khí trong nhà.
2. Không khí quá khô
Thiếu độ ẩm có thể gây khô da, ngứa da đầu. Ngoài ra, nó có thể gây hiện tượng chảy máu cam.
Không khí khô có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, ví dụ như gây mất nước, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.
Các chuyên gia cho rằng hệ thống miễn dịch của chúng ta cần lượng độ ẩm nhất định để ngăn chặn các loại vi khuẩn, virus trong mũi, miệng trước khi nó gây bệnh.
Một số loại virus như virus cúm đặc biệt phát triển mạnh ở trong không khí khô hanh.
Khi người bệnh hắt hơi, ho, mầm bệnh phát tán ra và không khí khô hanh còn giúp mầm bệnh sống lâu hơn và dễ lây truyền sang người khác.
Cách giải quyết
Chúng ta có thể sử dụng máy làm ẩm không khí để giúp không khí trong nhà đỡ khô hơn.
Tuy nhiên chúng ta cũng nên vệ sinh sạch sẽ máy tạo độ ẩm hàng tuần để bảo đảm rằng nó hoạt động tốt và tránh các loại nấm mốc, vi khuẩn hình thành.
3. Độ ẩm trong nhà quá cao
Độ ẩm trong nhà quá thấp hay quá cao đều không tốt cho sức khỏe.
Khi độ ẩm quá cao, các loại nấm mốc sẽ có cơ hội phát triển và gây dị ứng. Nó có thể gây hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, phát ban, sốt.
Nấm mốc cũng có thể khiến bệnh hen suyễn càng nặng hơn.
Cách giải quyết
Để làm không khí khô hơn, chúng ta có thể sử dụng quạt hoặc dùng điều hòa.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng máy hút ẩm để hạn chế nấm mốc phát triển.
Các chuyên gia khuyến cáo, để chất lượng không khí trong lành, chúng ta nên lau dọn đồ đạc hàng ngày, tránh "để dành" đến cuối năm vì khi dọn nhà, bạn cũng có nhiều nguy cơ bị dị ứng và nhiễm bệnh.
(Theo MSN)
Xem thêm Clip: Người Mỹ đang sống ra sao ở nhiệt độ - 50°C
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Dọn nhà dịp Tết cần lưu ý những gì? Các vấn đề với sức khỏe và cách giải quyết tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].