1. Muỗi bơm nước bọt lên da bạn để 'gây tê'
Theo một nghiên cứu của Valerie Choumet và cộng sự (2012), một con muỗi cần khoảng 4 phút hút no máu.
Vấn đề là trong thời gian này nạn nhân của chúng có thể phát hiện và giết chúng trước khi chúng kịp kết thúc "bữa ăn".
Chưa kể đến việc bản thân vết cắn cũng gây cảm giác đau, do đó người bị đốt có thể phát hiện ra con muỗi rất nhanh.
Nước bọt của muỗi có một tác nhân gây tê trên da. Do đó sau khi muỗi vừa đốt, chúng ta sẽ không cảm thấy đau. Sau đó muỗi sẽ bắt đầu tìm kiếm mạch máu dưới da. Chúng có thể thăm dò nhiều lần cho đến khi tìm thấy thức ăn.
2. Nước bọt giúp muỗi hút máu dễ dàng hơn
Ngay sau khi tìm thấy mạch máu, muỗi sẽ bơm nước bọt thêm lần nữa. Trong nước bọt của muỗi có chứa hơn 100 loại protein phục vụ các mục đích khác nhau - một trong số đó là chống đông máu, giúp chúng hút máu dễ dàng hơn.
Vấn đề là sau khi mạch máu bị tổn thương, cơ thể chúng ta bắt đầu tự chữa lành. Điều này có thể ngăn cản việc hút máu của muỗi.
Nhưng loài sinh vật tinh ranh này đã tìm ra cách để đối phó. Như nghiên cứu cho biết, nước bọt của muỗi có tác nhân làm ngừng quá trình này và làm giãn mạch máu.
3. Vết cắn gây ngứa do phản ứng dị ứng
Nước bọt của muỗi có chứa protein không độc có thể gây ngứa, mẩn đỏ, sưng - ở các cấp độ khác nhau.
Cũng có những người không hề có phản ứng dị ứng nào.
4. Làm gì để bớt bị muỗi đốt
Theo nghiên cứu, muỗi bị thu hút bởi mùi cơ thể - được tạo ra bởi các vi khuẩn khác nhau sống trên da.
Do đó rửa chân bằng xà phòng diệt khuẩn có thể giúp hạn chế thu hút muỗi đốt.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc chống muỗi tổng hợp hoặc những sản phẩm tự nhiên như tinh dầu khuynh diệp để chống bị muỗi đốt.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta khi bị muỗi đốt? tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].