Diệp lục là một sắc tố tạo nên màu xanh lá cho cây. Đối với sức khỏe, diệp lục giúp chữa lành vết thương, chống ung thư và nhiều công dụng khác. Hãy khám phá tác dụng của diệp lục trong bài viết dưới đây!
[dropcap crown=0]1[/dropcap]Diệp lục là gì?
Diệp lục có tên khoa học là chlorophyllin - một sắc tố tạo nên màu xanh lá cho cây. Thực vật sử dụng diệp lục để hấp thu ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành dạng năng lượng cung cấp cho cây.
Ngoài ra, diệp lục có thể mang lại một số tác động có lợi cho cơ thể như chữa lành vết thương, giúp giảm cân, giảm nguy cơ mắc ung thư,... Để bổ sung diệp lục cho cơ thể, bạn có thể thêm các loại rau xanh như rau bina, rau mùi tây, cỏ lúa mì,... vào trong chế độ ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các chất bổ sung diệp lục dạng bột, dung dịch, viên nang,... Các sản phẩm này chứa các dẫn xuất của diệp lục, tan tốt trong nước và được cơ thể hấp thụ tốt hơn chất diệp lục tự nhiên.
Các chất bổ sung diệp lục thường bao gồm cả đồng. Vì vậy, việc phát hiện đồng trong huyết tương sau khi uống các thực phẩm chứa diệp lục cho thấy quá trình hấp thu đã diễn ra thuận lợi.[nguon title="The Benefits of Chlorophyll" link="https://www.healthline.com/health/liquid-chlorophyll-benefits-risks#overview" date="09/4/2024"][/nguon]
Diệp lục là một sắc tố tạo nên màu xanh lá cho cây
[dropcap crown=0]2[/dropcap]Các tác dụng của diệp lục đối với sức khỏe
Chữa lành vết thương
Các nhà khoa học đã nghiên cứu diệp lục như một chất hỗ trợ chữa lành vết thương từ những năm 1940 và 1950. Một số nghiên cứu cho thấy chất diệp lục có tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp giảm viêm và chữa lành các vết thương trên da hoặc sau phẫu thuật.
Trong một nghiên cứu năm 2018, các nhà khoa học cho biết thuốc mỡ chứa papain-urea-chlorophyllin có khả năng điều trị vết thương hiệu quả hơn các phương pháp khác.[nguon title="Enzymatic Debriding Agents: An Evaluation of the Medical Literature" link="https://www.hmpgloballearningnetwork.com/site/wmp/content/enzymatic-debriding-agents-an-evaluation-medical-literature" date="09/4/2024"][/nguon]
Một nghiên cứu thí điểm khác năm 2015 cũng có sự tham gia của 10 người, họ được bôi chất diệp lục trong 8 tuần. Kết thúc thử nghiệm, làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời đã cải thiện đáng kể.[nguon title="Assessment of the safety and efficacy of topical copper chlorophyllin in women with photodamaged facial skin" link="https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25844615/" date="09/4/2024"][/nguon]
Diệp lục có tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng
Tăng tạo máu
Diệp lục có tính chất hóa học tương tự như huyết sắc tố - một loại protein thiết yếu trong tế bào hồng cầu vì có vai trò vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Một nghiên cứu thí điểm năm 2004 cho thấy thành phần cỏ lúa mì có khoảng 70% là chất diệp lục. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết, việc sử dụng nước ép cỏ lúa mì có hữu ích trong việc điều trị các rối loạn do thiếu hụt huyết sắc tố như bệnh thiếu máu và bệnh thalassemia.[nguon title="A pilot study on wheat grass juice for its phytochemical, nutritional and therapeutic potential on chronic diseases." link="https://www.semanticscholar.org/paper/A-pilot-study-on-wheat-grass-juice-for-its-and-on-Chauhan/73f2bb7c0b1129b5da66ca284eb2294d956fa9d2?p2df" date="09/4/2024"][/nguon]
Diệp lục có tính chất hóa học tương tự như huyết sắc tố
Chống ung thư và giải độc cho cơ thể
Một đánh giá năm 2015 đã kết luận rằng chất diệp lục có thể giúp ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của ung thư.[nguon title="Chemopreventive Potential of Chlorophyllin: A Review of the Mechanisms of Action and Molecular Targets" link="https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/01635581.2015.990573?scroll=top&needAccess=true" date="09/4/2024"][/nguon]
Ngoài ra, chất diệp lục còn giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh ung thư phổi ở chuột trong một nghiên cứu năm 2016. Các nhà nghiên cứu đã tiêm chất diệp lục cho chuột dưới dạng viên nang siêu nhỏ được gọi là viên nang nano.[nguon title="Nano-encapsulated chlorophyllin significantly delays progression of lung cancer both in in vitro and in vivo models through activation of mitochondrial signaling cascades and drug-DNA interaction" link="https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1382668916301843" date="09/4/2024"][/nguon]
Một nghiên cứu khác năm 2018 đã đánh giá tác động của chất diệp lục đối với sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống chất diệp lục hàng ngày giúp làm giảm kích thước khối u ở những con chuột được cấy ghép tế bào ung thư tuyến tụy ở người.[nguon title="Chlorophyll-Mediated Changes in the Redox Status of Pancreatic Cancer Cells Are Associated with Its Anticancer Effects" link="https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6051000/" date="09/4/2024"][/nguon]
Diệp lục giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
Giảm cân
Một nghiên cứu năm 2014 có sự tham gia của 38 phụ nữ tình nguyện, trong đó những người tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa diệp lục (1 lần/ngày) đều đã giảm được nhiều kg cân nặng hơn nhóm không sử dụng chất diệp lục.
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng việc bổ sung chất diệp lục đã làm giảm mức cholesterol có hại. Tuy nhiên cơ chế giảm cân thực sự có liên quan đến chất diệp lục hay không, hiện vẫn chưa được giải thích rõ ràng.[nguon title="Body weight loss, reduced urge for palatable food and increased release of GLP-1 through daily supplementation with green-plant membranes for three months in overweight women" link="https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0195666314003493?via%3Dihub" date="09/4/2024"][/nguon]
Nước diệp lục có thể hỗ trợ chị em phụ nữ giảm cân hiệu quả
Chất khử mùi tự nhiên
Mặc dù chất diệp lục đã được sử dụng từ những năm 1940 để trung hòa một số mùi như làm giảm mùi hôi ở những người đã cắt bỏ ruột kết và cải thiện mùi cơ thể ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã lỗi thời và cho thấy nhiều kết quả khác nhau.
Nghiên cứu gần đây nhất về những người mắc bệnh trimethylaminuria (bệnh rối loạn trao đổi chất xảy ra khi cơ thể không thể phân hủy một số hợp chất nitơ, điển hình là trimethylamine và dẫn đến mùi tanh). Trong nghiên cứu này, chất diệp lục đã làm giảm đáng kể lượng trimethylamines gây mùi khó chịu.[nguon title="Effects of the dietary supplements, activated charcoal and copper chlorophyllin, on urinary excretion of trimethylamine in Japanese trimethylaminuria patients" link="https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15043988/" date="09/4/2024"][/nguon]
Ngày nay, chất diệp lục đã được ứng dụng trong một số chất khử mùi và nước súc miệng. Một số người còn dùng nước diệp lục để giúp giảm mùi cơ thể.
Chất diệp lục có đặc tính khử mùi tự nhiên
Chữa hôi miệng
Một Tiến sĩ David Dragoo ở bang Colorado, Hoa Kỳ cho biết: “Một nghiên cứu được tiến hành vào những năm 1950 bởi Tiến sĩ F. Howard Westcott, cho thấy chất diệp lục có thể giúp chống lại chứng hôi miệng và mùi cơ thể, nhưng kết quả của nghiên cứu đó về cơ bản đã bị bác bỏ”.
Kể từ đó, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng chất diệp lục có bất kỳ tác dụng nào đối với mùi cơ thể, mặc dù một số người vẫn tiếp tục sử dụng nó. [nguon title="Chlorophyll: The Cure for Bad Breath?" link="https://www.healthline.com/health/chlorophyll-bad-breath" date="09/4/2024"][/nguon]
Nước diệp lục có khả năng chữa hôi miệng hiệu quả
Chống oxy hóa
Diệp lục có đặc tính chống oxy hóa mặc dù không mạnh bằng vitamin C và vitamin E, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc thường xuyên ăn các loại rau lá xanh giúp tăng chất chống oxy hóa trong máu.
Một số nghiên cứu khác trên động vật cũng cho thấy khả năng làm giảm tổn thương oxy hóa do các gốc tự do gây ra của diệp lục.[nguon title="Health Benefits of Chlorophyll" link="https://www.webmd.com/diet/health-benefits-chlorophyll" date="09/4/2024"][/nguon]
Diệp lục có đặc tính chống oxy hóa mặc dù không mạnh bằng vitamin C, E
Chống lão hóa
Chất diệp lục bôi tại chỗ có thể hoạt động như một phương thuốc chống lão hóa hiệu quả. Thực tế, một nghiên cứu kéo dài 12 tháng đã cho thấy, việc bôi gel có chứa chất diệp lục lên da giúp làm giảm các dấu hiệu lão hóa do tia UV.[nguon title="Ability of sodium copper chlorophyllin complex to repair photoaged skin by stimulation of biomarkers in human extracellular matrix" link="https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4966572/" date="09/4/2024"][/nguon]
Làn da điều trị bằng diệp lục được cải thiện như khi sử dụng tretinoin. Các tác giả nghiên cứu cũng gợi ý rằng, sử dụng kết hợp chlorophyllin và tretinoin có thể là một phương pháp hữu hiệu để đảo ngược các dấu hiệu lão hóa da do ánh nắng mặt trời.
Diệp lục bôi tại chỗ có thể hoạt động như một phương thuốc chống lão hóa
Hỗ trợ trị mụn trứng cá
Một nghiên cứu thí điểm năm 2015 trên 10 người bị mụn trứng cá và lỗ chân lông to, họ được bôi gel diệp lục tại chỗ liên tục trong 3 tuần. Kết quả cho thấy lỗ chân lông được thu nhỏ và mụn trứng cá đã giảm.[nguon title="Pilot Study of Topical Copper Chlorophyllin Complex in Subjects With Facial Acne and Large Pores" link="https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26091384/" date="09/4/2024"][/nguon]
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã so sánh phương pháp kết hợp bôi chất diệp lục tại chỗ và liệu pháp quang hợp với trị liệu quang đơn thuần để điều trị mụn trứng cá. Những người điều trị kết hợp ít mụn trứng cá hơn và da cũng ít nhờn hơn nhóm còn lại.
Tuy nhiên, 24 người gốc Á sử dụng phương pháp kết hợp gặp phải tình trạng làn da bị sẫm màu hơn. Vì vậy, hiệu quả của phương pháp kết hợp có thể không phù hợp với tất cả mọi người.
Bôi gel diệp lục lên da có thể giúp điều trị mụn trứng cá
[dropcap crown=0]3[/dropcap]Cách uống nước diệp lục đúng cách an toàn và hiệu quả
Diệp lục có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc thực vật nhưng hàm lượng cao nhất là trong rau xanh. Bạn nên ăn ít nhất 4 phần rau xanh mỗi ngày, tuy nhiên, không có lượng chất diệp lục được khuyến nghị mỗi ngày.[nguon title="Health Benefits of Chlorophyll" link="https://www.webmd.com/diet/health-benefits-chlorophyll#1-3" date="09/4/2024"][/nguon]
Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2020 - 2025 nói rằng người lớn nên ăn 2 - 3 cốc rau mỗi ngày. Như vậy nếu ăn 2 - 3 cốc rau bina (loại rau có hàm lượng chất diệp lục cao nhất), bạn sẽ nhận được 48 - 72mg diệp lục/ngày.[nguon title="Health Benefits of Liquid Chlorophyll" link="https://www.health.com/nutrition/is-it-safe-to-drink-liquid-chlorophyll" date="09/4/2024"][/nguon]
Đại học Bang Oregon Mỹ đưa ra liều khuyến nghị cho các thực phẩm bổ sung có chứa diệp lục là 100 - 300mg mỗi ngày (chia làm 3 lần).[nguon title="The Benefits of Chlorophyll" link="https://www.healthline.com/health/liquid-chlorophyll-benefits-risks#dosage" date="09/4/2024"][/nguon]
Đối với các chất bổ sung diệp lục dạng lỏng, bạn có thể pha 1 thìa cà phê (5ml) vào đồ uống. Nếu bạn cảm thấy mùi vị khó chịu, hãy thử bắt đầu với lượng nhỏ hơn và tăng dần sau đó.
Không nên sử dụng quá 300mg các chất bổ sung có chứa diệp lục
[dropcap crown=0]4[/dropcap]Thực phẩm giàu chất diệp lục
Hầu hết các loại rau xanh tự nhiên đều chứa chất diệp lục. Thực phẩm đặc biệt giàu chất diệp lục gồm có:
- Rau chân vịt (rau bina,cải bó xôi)
- Cải rổ
- Mù tạt xanh
- Tảo lục (clorella)
- Tảo xoắn
- Cỏ linh lăng
- Mùi tây
- Bông cải xanh
- Bắp cải xanh
- Măng tây
- Đậu xanh và đậu Hà Lan
- Trà xanh matcha
Ngoài diệp lục, các loại rau này còn là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.[nguon title="" link="https://www.medicalnewstoday.com/articles/322361#foods-rich-in-chlorophyll" date="09/4/2024"][/nguon]
Hầu hết các loại rau xanh tự nhiên đều chứa chất diệp lục
[dropcap crown=0]5[/dropcap]Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng diệp lục
Chất diệp lục từ rau xanh tự nhiên không gây tác dụng phụ nào, nhưng chất diệp lục trong các loại thực phẩm bổ sung có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:
- Tiêu chảy.
- Phân màu xanh lá cây, vàng hoặc đen, có thể bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.
- Màu nước tiểu thay đổi.
- Màu sắc của lưỡi thay đổi.
- Ngứa hoặc nóng rát khi bôi tại chỗ.[nguon title="" link="https://www.healthline.com/health/liquid-chlorophyll-benefits-risks#risks" date="09/4/2024"][/nguon][nguon title="Health Benefits of Chlorophyll" link="https://www.webmd.com/diet/health-benefits-chlorophyll#1-2" date="09/4/2024"][/nguon]
Diệp lục trong các loại thực phẩm bổ sung có thể gây tiêu chảy
[dropcap crown=0]6[/dropcap]Lưu ý khi sử dụng diệp lục
Để sử dụng diệp lục đúng cách và an toàn, bạn nên lưu ý một vài điều như sau:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để hạn chế trường hợp diệp lục tương tác với một số loại thuốc dẫn đến giảm hoặc mất tác dụng của cả hai.
- Không dùng diệp lục vượt quá liều được khuyến nghị.
- Màu phân và nước tiểu thay đổi là biểu hiện bình thường khi dùng diệp lục, không đáng lo ngại.
- Những người sử dụng diệp lục lần đầu có thể gặp phải tình trạng nóng trong và nổi mụn nhọt. Tuy nhiên, phản ứng này chỉ xuất hiện trong vòng 10 - 15 ngày, do cơ thể đang được thanh lọc và đào thải độc tố.
- Bạn nên bổ sung diệp lục vào sáng sớm hoặc tối muộn. Khi dùng vào buổi sáng, quá trình thải độc sẽ diễn ra thuận lợi hơn, hỗ trợ lưu thông khí huyết giảm mệt mỏi,... Còn nếu sử dụng vào buổi tối, diệp lục sẽ giúp lọc máu và thúc đẩy tuần hoàn.
- Tốt nhất, bạn nên ăn nhiều rau xanh để có thể bổ sung diệp lục một cách tự nhiên và an toàn.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng diệp lục để được tư vấn cách dùng hiệu quả
[dropcap crown=0]7[/dropcap]Những ai không nên uống diệp lục?
Mặc dù diệp lục mang lại nhiều tác động có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể hấp thu được các tác dụng này. Một số đối tượng đặc biệt không nên uống diệp lục gồm có:
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Người dưới 18 tuổi.
- Người đang dùng một số thuốc kê đơn như thuốc điều trị cholesterol, thuốc kháng histamine, thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm và thuốc kháng sinh.
- Người gặp các vấn đề liên quan đến dạ dày nên uống diệp lục sau ăn 10 - 15 phút.
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên uống nước diệp lục
[info]Xem thêm:
- 7 lợi ích và các lưu ý khi uống nước buổi sáng mọi người nên biết
- 6 cách sử dụng hạt chia tốt cho sức khoẻ và lưu ý khi dùng[/info]
Bài viết trên đây đã giải thích về các tác dụng của diệp lục đối với sức khỏe, hy vọng những thông tin này giúp ích cho bạn đọc. Hãy chia sẻ bài viết đến mọi người để cùng bổ sung các kiến thức hữu ích nhé!
Bạn đang xem bài viết Diệp lục là gì? 9 tác dụng của diệp lục với sức khỏe tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].