✔ Tờ lịch của ngày
Giờ Hoàng Đạo: Dần (3h-5h) Mão (5h-7h) Tỵ (9h-11h)Thân (15h-17h) Tuất (19h-21h) Hợi (21h-23h)
Giờ Hắc Đạo: Tý (23h-1h) Sửu (1h-3h) Thìn (7h-9h)Ngọ (11h-13h) Mùi (13h-15h) Dậu (17h-19h)
✔ Việc nên - Không nên làm
Nên: Cúng tế, sửa kho, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài
Không nên: Mở kho, xuất hàng
✔ Danh ngôn trong ngày
✔ 3 'tuyệt chiêu' giúp bạn không 'chết chìm' trong deadline sau kỳ nghỉ lễ
Những kỳ nghỉ lễ dễ để lại các công việc chưa hoàn thành và những deadline trước mắt, hãy thử 3 bí quyết sau để giải quyết bạn nhé!
1. Làm việc thông minh
- Chọn ra 1 nhiệm vụ quan trọng nhất trong ngày: Ngày đầu tiên sau nghỉ lễ, bạn dễ cảm thấy choáng ngợp với danh sách công việc trước mắt. Do đó, để tránh cảm giác 'tự mình dọa mình', hãy ghi ra giấy 1 số nhiệm vụ quan trọng nhất, từ dễ đến khó.
Việc này khiến bạn có cảm giác là mình đã làm được gì đó, nếu đến cuối ngày vẫn chưa hoàn thành được nhiều thì chí ít bạn cũng không bị 'khủng hoảng'.
- Sắp xếp việc cần làm theo năng lượng trong ngày: Chỉ có bạn mới hiểu rõ mình nhất - ví dụ như nếu bạn vừa du lich nước ngoài, sẽ mất chút thời gian để quen trở lại với giờ giấc sinh hoạt, hay nếu bạn vừa sinh em bé thì buổi sáng sẽ thường khá mệt mỏi.
Hãy dành khoảng thời gian nhiều năng lượng nhất trong ngày cho các việc đòi hỏi nhều chất xám, còn lại hãy làm những việc thường lặp đi lặp lại, không quá khó khăn.
- Tránh xa mạng xã hội: Việc này có thể là 'bất khả thi' nếu bạn buộc phải làm việc trên các mạng xã hội, tuy nhiên bạn có thể hạn chế bằng cách tắt nick để tránh những cuộc trò chuyện ngoài công việc, thậm chí về lâu dài có thể lập một tài khoản riêng chỉ dùng cho công việc.
- Nghỉ ngơi: Mỗi giờ, bạn có thể nghỉ một vài phút để nạp nhanh lại năng lượng, có thể là vài động tác giãn gân cốt đơn giản, một cốc trà hay một vài phút trò chuyện cùng đồng nghiệp.
Dưới đây là một số động tác thể dục mà bạn có thể thực hiện ngay tại bàn làm việc:
2. Khiến tuần mới trở nên dễ chịu
- Mặc những bộ đồ bạn thích: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng quần áo cũng có thể ảnh hưởng tới tâm trạng, vì thế hãy chọn những bộ đồ khiến bạn cảm thấy tự tin, thoải mái hay một bộ đồ bạn vừa mua trong dịp nghỉ lễ chẳng hạn!
- Thử một quán ăn mới: Có thể là một cuộc hẹn ăn trưa với đồng nghiệp hay bạn bè, gọi đồ ăn mang đến công ty (nếu có thể), hay một bữa tụ tập sau khi tan sở... sẽ có thể khiến một ngày của bạn trở nên hào hứng hơn và không quá 'hụt hẫng' sau những ngày xả hơi nghỉ lễ.
- Lên lịch cho một hoạt động hay ho cuối tuần: Hãy kiểm tra thử các hoạt động cuối tuần - một đêm nhạc tại phòng trà, một buổi chiếu phim, shopping giảm giá... - tất cả đều khiến bạn có động lực 'sống sót' qua một tuần làm việc sắp tới hơn.
3. Sắp xếp công việc
- Tận dụng các tiện ích điện tử: Có rất nhiều ứng dụng di động giúp quản lý công việc và thời gian: Due (ứng dụng nhắc nhở dành cho những người hay 'nước đến chân mới nhảy'), các ứng dụng lên danh sách công việc như Wunderlist, Todoist, Any.do...
- Dành nửa tiếng mỗi ngày để sắp xếp công việc hôm sau: Hãy chịu khó dành nửa tiếng trước khi ra về để ghi lại những việc đã làm của hôm nay và các việc cần ưu tiên trong ngày mai.
Tuy không mất nhiều thời gian nhưng nó có thể nâng cao độ tập trung trong ngày mới của bạn lên gấp nhiều lần.
- Để các cuộc hẹn gặp lại sau: Thay vì bắt đầu tuần mới bằng các buổi hẹn gặp - thường là mất nhiều thời gian và kéo theo nhiều nhiệm vụ khác - trước hết hãy dành thời gian để bắt nhịp lại với công việc.
✔ Thông tin bổ ích trong ngày
- Hướng dẫn làm gà cúng thơm ngon cho rằm tháng bảy: Món gà luộc của mâm cỗ cúng gia tiên ngày rằm tháng Bảy tưởng chừng đơn giản nhưng cũng đòi hỏi sự tinh tế nhất định.
Thế nên đừng bỏ qua cách làm gà và luộc gà cánh tiên sao thơm ngon, bắt mắt nhất bạn nhé!
- Những 'siêu phẩm' phim tháng 9: Mùa phim mùa thu này bắt đầu bằng loạt những tác phẩm đa dạng về thể loại, từ hành động kịch tính đến vui nhộn, hãy cùng Gia Đình Mới điểm qua danh sách những 'siêu phẩm' tháng 9 không thể bỏ lỡ của các 'mọt phim'.
- Hiểu tâm lý con khi mẹ sinh em bé: Ở những gia đình mà các mẹ vừa sinh con thứ hai, con đầu lòng thường dễ nảy sinh cảm giác ghen tị với em, vì thế bạn đừng quên tìm hiểu cách để hiểu con hơn và tránh con xa cách cha mẹ, ghen tị với em.
- Bộ ảnh về 'cuộc sống thần tiên' của các bé nơi nông trại: Nếu bạn từng mơ mộng về việc rời xa thành phố, có cho mình một ngôi nhà nhỏ giữa vùng quê, một khoảnh vườn be bé và bao quanh bởi thiên nhiên thì bộ ảnh thiên đường nơi nông trại của các bé sẽ khiến bạn phải ghen tị không thôi!
✔ Món ngon của hôm nay: Gà cuộn khoai chiên giòn
Cuộn gà vàng đều thật đẹp mắt. Cắn vào miếng đầu tiên sẽ cảm nhận ngay được độ giòn và mùi thơm của thịt gà bên ngoài, kế đến là vị bùi bùi của nhân khoai, beo béo của thịt bên trong cuộn gà. Đảm bảo các bé sẽ rất thích đó các mẹ ơi!
1. NGUYÊN LIỆU
Ức gà phi lê: 500g
Khoai môn: 30g
Thịt ba chỉ: 50g
Khoai lang: 30g
Nước tỏi: 2 thìa canh, hành lá: 2 cọng, xà lách
Bột năng, tương ớt, dầu ăn, tiêu, bột tẩm khô chiên giòn, hạt nêm, xốt mayonnaise
2.
SƠ CHẾ:
– Lạng mỏng ức gà, dùng búa đập nhẹ. Thịt ba chỉ cắt que. Ướp thịt gà và thịt ba chỉ với 2 thìa canh nước tỏi, 1/4 thìa canh tiêu, 1 thìa canh hạt nêm để thấm 10 phút.
– Khoai lang, khoai môn cắt thanh cỡ que diêm. Hành lá cắt khúc. Bột năng trộn với ít nước làm hồ dán.
– Đặt miếng thịt gà lên thớt, xếp khoai lang, khoai môn, thịt và hành lá vào cuộn lại. Dùng hồ dán mí.
3. THỰC HIỆN: Đun nóng dầu ăn, lần lượt lăn cuộn gà qua bột chiên gà giòn, sau đó đem chiên chín vàng, vớt ra để ráo dầu.
4. CÁCH DÙNG: Xếp gà cuộn khoai chiên giòn ra dĩa, dùng kèm xà lách, chấm xốt Mayonnaise pha tương ớt (tỉ lệ 2:1).
5. MÁCH NHỎ:
– Lót miếng nilon trên miếng gà đã lạng rồi dùng búa dần nhẹ để gà không bị nát.
– Ướp nước tỏi vào gà để tăng mùi thơm cho món ăn.
Bạn hãy xem video các bước chi tiết dưới đây nhé!
fadddfá
Mai HoaBạn đang xem bài viết Điểm tâm 5/9: 3 'tuyệt chiêu' giúp bạn trở lại làm việc đầy hào hứng sau nghỉ lễ tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].