Dưới đây là 5 mẫu điện thoại dễ sử dụng, bền bỉ nhất phù hợp với người lớn tuổi:
Nokia 105 Dual Sim
Nokia 105 được thiết kế hiện đại, các góc đều được bo cong, màu sắc bắt mắt. Máy cầm nhẹ nhàng, êm ái, bàn phím nhanh nhạy, 2 sim 2 sóng vô cùng tiện lợi. Ngoài ra, máy nhỏ gọn dễ bỏ túi mỗi khi ra ngoài.
Pin sử dụng lâu trong nhiều giờ liền nên bạn thoái mái dùng mà không lo hết pin giữa chừng. Màn hình màu, chữ rõ ràng. Chất lượng âm thanh to, rõ.
Giá tham khảo: 360.000 đồng
Philips E103
Philips cho ra đời dòng sản phẩm điện thoại di động E103 nhỏ gọn, chức năng đơn giản, dễ sử dụng. Màu sắc chủ đạo là đen và đỏ, thích hợp với những người thích một chiếc điện thoại đơn giản, đặc biệt là người cao tuổi.
Máy hỗ trợ camera và bộ nhớ 4GB cho bạn có thể lưu trữ hình ảnh và nhạc thoải mái.
Giá tham khảo: 280.000 đồng
Nokia 130
Nokia cho ra đời dòng sản phẩm điện thoại di động với mã 130 vào năm 2017, với thiết kế mới bo tròn mềm mại hơn.
Phím bấm đệm cao su giúp thao tác nhanh và êm. Loa trong của máy có âm thanh khá to, rõ, độ bền cao nên rất hợp với người người có tuổi.
Giá tham khảo: 500.000 đồng
Itel it5020
Là một thương hiệu Trung Quốc nhưng chất lượng của Itel it5020 được đánh giá là rất tốt so với tầm giá.
Máy thiết kế độc đáo với gam màu đen chủ đạo và đường viền cam nổi bật. Sở hữu màn hình hiển thị lớn 2.4 inch mang đến không gian giải trí rộng hơn. Chất liệu cứng cáp, loa to, bền...
Giá tham khảo: 300.000 đồng
Mobell M339
Dòng sản phẩm Điện thoại Mobell M339 thích hợp dành cho những khách hàng chỉ có nhu cầu nghe, gọi, nhắn tin. Với những gam màu sang trọng, bắt mắt người dùng như: vàng đồng, đỏ, đen...
Màn hình rộng 2.4 inch, hỗ trợ camera, 2 sim 2 sóng cùng nhiều tính năng giải trí thú vị khác… tất cả được tích hợp trong chiếc điện thoại giá rẻ Mobell M339
Giá tham khảo: 360.000 đồng
Hoàng HiệpBạn đang xem bài viết Điểm danh 5 mẫu điện thoại 'tối giản' dễ sử dụng, giá dưới 500.000 đồng tại chuyên mục Thị trường - Giá cả của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].