Đề xuất công chức làm việc từ 8 giờ 30, nghỉ trưa 1 tiếng: Nên hay không?

Theo Bộ LĐ-TB&XH, giờ làm việc của công chức như hiện nay chưa bảo đảm sự liên kết, kết nối giữa giờ làm việc của khối cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương.

  Đề xuất công chức cả nước làm việc từ 8 giờ 30.

Đề xuất công chức cả nước làm việc từ 8 giờ 30.

Nên lưu ý tới vấn đề khí hậu, thời tiết

Tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa được công bố, Bộ Lao động Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất thống nhất giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, dự kiến là từ 8 giờ 30 đến 17 giờ 30, nghỉ trưa 60 phút.

Đề xuất này ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận và nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Nguyên Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng: Bộ LĐ-TB&XH đưa ra phương án như vậy theo tôi ý đồ của Bộ rất tốt, nhằm tách ùn tắc giao thông giữa giờ học sinh đi học và giờ mọi người đi làm. Nhưng, phải tuỳ theo điều kiện của từng địa phương.

Tôi cho rằng không nên quy định toàn bộ các nơi công chức đều làm việc 8 giờ hoặc 8 giờ 30 mà nên để các địa phương có thể chọn một trong hai khung giờ này.

Thậm chí, ngay trong một địa phương cũng có thể cho phép giờ làm việc khác nhau.Tất nhiên, đồng loạt thì dễ kiểm soát nhưng phải tuỳ vào các đặc thù. Tôi đặc biệt yêu cầu lưu tâm đến các vấn đề thời tiết, khí hậu. 

  Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho rằng cần linh hoạt trong việc quy định giờ làm việc của công chức ở mỗi địa phương.

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho rằng cần linh hoạt trong việc quy định giờ làm việc của công chức ở mỗi địa phương.

Ở Hà Nội vào mùa hè trời rất nóng mà bắt đầu vào lúc 8 giờ 30 thì rất khó. Cần nghiên cứu phương án thế nào cho phù hợp với khí hậu, thời tiết của từng địa phương, để làm thế nào vẫn tránh ùn tắc, tránh giờ cao điểm nhưng đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.

Việc quy định giờ bắt đầu làm việc cũng ảnh hưởng đến giờ nghỉ trưa. Nếu thời tiết mùa đông thì có thể nghỉ 1 tiếng, nhưng mùa hè thời tiết nắng nóng thì phải nghiên cứu lại. Bởi, quy định làm sao để người lao động có hiệu quả. Nếu không được nghỉ ngơi đủ thì sẽ không có năng suất lao động. 

Nên để địa phương tự quyết

Cũng trao đổi về đề xuất này, ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng không cần thiết phải thống nhất giờ làm việc chung trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Điều này không phù hợp với thực tế chung của từng địa phương.

“Việc quy định giờ làm việc thống nhất là không nên. Nên giao quyền tự chủ cho các địa phương để các địa phương có quyết định phù hợp bởi mỗi địa phương có một đặc thù khác nhau.

Theo tôi, cứ nên giữ nguyên giờ làm việc như hiện hành vì cũng chưa có gì biến động.

  Đề xuất công chức chỉ nghỉ 1 tiếng buổi trưa.

Đề xuất công chức chỉ nghỉ 1 tiếng buổi trưa.

Không nên quy định cứng về thời gian bắt đầu làm việc. Như vậy, nó bộc lộ nhiều nhược điểm như tạo sức ép rất lớn về giao thông; hoặc các địa phương thường làm việc từ 7 giờ 30, nếu 8 giờ 30 mới bắt đầu thì quá muộn".

Theo ông Quảng, trong thời buổi kinh tế thị trường, kinh tế chia sẻ, con người có rất nhiều cách thức làm việc. Vì vậy, tư duy quản lý tập trung càng không hiệu quả. 

Yếu tố quan trọng tạo nên hiệu suất công việc không phải là quản lý chặt về mặt thời gian, mà là phương thức để tạo hứng thú cho người lao động làm việc hiệu quả.

Việt Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính