Ngày 6/5, Bộ môn Thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội đã tiến hành công bố kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ và chuyển giao vùng trồng Dây thìa canh lá to sản xuất chế phẩm DK Betics trong hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Chia sẻ tại hội thảo GS.TS Thái Hồng Quang, Chủ tịch hội nội tiết đái tháo đường Việt Nam cho biết: “Năm 2017 cứ 11 người trưởng thành (từ 20-79 tuổi) có 1 người bị đái tháo đường (425 triệu người). Trong đó, 50% người bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị (trên 212 triệu người).
Còn tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,5 triệu người bị đái tháo đường, gấp 10 lần so với 10 năm trước đây và dự báo con số này sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.
Đái tháo đường được coi là kẻ giết người thầm lặng khi đang là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 chỉ sau tim mạch và ung thư với 80 ca tử vong/ngày”.
Chính vì vậy, việc phát hiện sớm, phòng ngừa và tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường đóng vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu biến chứng do bệnh gây ra và giảm thiểu nguy cơ tử vong.
Từ hơn 2.000 năm trước, cây Dây thìa canh (Tên khoa học là Gymnema sylvestre) đã được Y học cổ truyền Ấn Độ sử dụng cho bệnh “Nước tiểu ngọt như mật”.
Nhưng tại Việt Nam loại dược liệu này chưa được biết đến, cho tới năm 2006, sau 200 ngày đêm “băng đèo vượt suối” PGS.TS. Trần Văn Ơn là người đầu tiên đã tìm ra thảo dược này.
Tuy khép lại đề tài cấp Bộ, nhưng không tự hài lòng với kết quả nghiên cứu của mình,10 năm sau PGS.TS Trần Văn Ơn lại tiếp tục khám phá ra dây thìa canh lá to, kích thước lá lớn gấp 5 lần với tác dụng gấp đôi dây thìa canh lá nhỏ.
Khác với dây thìa canh lá nhỏ, tuy mới với Việt Nam, nhưng các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra và nghiên cứu hoạt chất từ những năm 1960, còn dây thìa canh lá to thì chưa từng được định danh trên thế giới về tác dụng hạ đường huyết cho đến khi được PGS.TS Trần Văn Ơn nghiên cứu qua các đề tài, dự án cấp Bộ.
Theo báo cáo của PGS.TS Trần Văn Ơn (Bộ môn Thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội) tại hội thảo khoa học Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức giảm đường huyết của cây Dây thìa canh lá to (Gymnema latifolium) là 36,31 ± 3,5%, còn Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) là 23,41 ± 4,09%. Như vậy, mức độ giảm đường huyết của Dây thìa canh lá to vượt trội hơn Dây thìa canh thường.
Khả năng hạ đường huyết vượt trội của dây thìa canh lá to là do có tác dụng “4 trong 1”, giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng khi tác động vào các quá trình: Tăng sinh tế bào Beta đảo tụy. Từ đó tăng tiết insulin. Trên thực tế, dùng được cho cả đái tháo đường typ 1 và typ 2. Giảm hấp thu glucose ở ruột vào máu. Tăng men sử dụng đường ở mô, cơ. Tăng đào thải cholesterol và lipid, giảm mỡ máu.
Đồng thời an toàn, không thể hiện độc tính cấp (LD50) và độc tính bán trường diễn trên thực nghiệm.
Chỉ cần nhấm 1 lá dây thìa canh lá to, người dùng hoàn toàn vô cảm với đường trong một thời gian dài, gây cảm giác chán đường
Những phát hiện này của PGS.TS Trần Văn Ơn là bước đột phá, mở ra hướng đi mới trong việc phòng chống căn bệnh đái tháo đường tại Việt Nam.
Hiện nay, Dây thìa canh và Dây thìa canh lá to được trồng tại Thái Nguyên theo tiêu chuẩn GACP-WHO, trong đó vùng nguyên liệu Dây thìa canh lá to được trồng theo hướng Organic với tiêu chuẩn 4 không “Không phân bón hóa học, Không thuốc diệt cỏ, Không thuốc trừ sâu hóa học, Không biến đổi gen” để đảm bảo nguồn dược liệu sạch, an toàn.
Với mong muốn mang đến sản phẩm tốt nhất cho bệnh nhân đái tháo đường, PGS.TS Trần Văn Ơn đã chuyển giao đề tài và vùng trồng Dây thìa canh lá to cho Công ty DKPharma sản xuất thành viên tiểu đường DK betics.
Linh NhiBạn đang xem bài viết Dây thìa canh lá to: Loại cây... gây chán đường, cứu cánh cho bệnh nhân đái tháo đường tại chuyên mục Y tế 24h của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].