Ung thư amidan là gì?
Amidan nằm ở hai bên họng miệng, chúng ta có thể nhận biết bằng gương soi hoặc rọi đèn pin. Bộ phận này chính là cửa ngõ quan trọng bảo vệ đường hô hấp.
Khi chúng ta nói chuyện, hô hấp, vi trùng từ mũi, miệng vào cơ thể đều phải thông qua vòm này. Các tế bào bạch cầu đang chờ sẵn ở đây sẽ bắt giữ và nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể.
Kháng thể này được nhân lên và đưa đi khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng mũi họng, tạo miễn dịch tại chỗ chống lại vi khuẩn khi chúng tái nhiễm.
Ung thư amidan là bệnh thường gặp, chiếm tỷ lệ 13-15% trong ung thư vùng đầu cổ. Nam mắc bệnh nhiều gấp 4 lần nữ, thường gặp ở tuổi 50-60.
Bệnh nhân mắc ung thư amindan nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tỷ lệ sống trên 5 năm chiềm tới 80-90%. Tuy nhiên, lại có tới hơn 90% được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã di căn.
Biểu hiện ung thư amidan
Biểu hiện của ung thư amidan khá mơ hồ, không đặc hiệu, dễ lầm lẫn với một số bệnh tai, mũi, họng khác như:
- Nuốt vướng: Đây là dấu hiệu sớm nhất, cảm giác như có dị vật nhỏ hoặc mắc xương cá ở một bên họng miệng, kéo dài trên một tháng, khiến người bệnh luôn bứt rứt khó chịu.
- Nuốt đau: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất, báo hiệu ung thư bắt đầu xâm lấn. Bệnh nhân hay chủ quan, không đi khám sớm vì nuốt đau cũng thường gặp khi viêm họng.
- Đau tai: Xuất hiện muộn hơn, cảm giác nuốt đau buốt bên tai cùng bên.
- Hạch cổ: Không ít bệnh nhân đến khám vì chỉ có hạch cổ đơn độc, nhưng kiểm tra kỹ lại phát hiện ung thư nguyên phát ở amidan. 70-80% ung thư amidan lúc chẩn đoán đã có di căn hạch.
- Khạc ra máu, há miệng hạn chế: Đây là dấu hiệu của giai đoạn muộn, bướu đã lan rộng và xâm lấn đến cơ hàm mặt.
Do họng miệng là nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác chi phối, vì thế khi khám sẽ gây ra cảm giác muốn nôn, buồn nôn. Đôi khi khiens việc khám bằng mắt thường bị hạn chế.
Amidan rất dễ bị viêm nhiễm, phổ biến ở mọi độ tuổi. Ngoài ra, ung thư amidan lại dễ nhầm với viêm họng hoặc sưng amidan một bên nên chính bác sĩ đôi khi cũng nhầm nếu không cẩn thận.
Người đã cắt amidan rồi thì vùng hố amidan còn lại vẫn có thể bị ung thư.
Nguyên nhân gây ung thư amidan
- Một trong những nguyên nhân hàng đầu chính là hút thuốc. Người hút trực tiếp hay ngửi hơi thuốc gián tiếp cũng có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, những người đã có tiền sử bị viêm amidan mà vẫn hút nhiều thuốc sẽ càng dễ dàng bị ung thư amidan.
- Người nghiện rượu cũng có nguy cơ ung thư amidan gấp 6 lần người bình thường. Người vừa nghiện rượu, vừa hút thuốc có nguy cơ gấp 15 lần người bình thường.
- Những người có thói quen ''yêu'' bằng miệng.
- Virut HPV (loại virut mà gây bệnh u nhú ở người) thường là các loại virut HPV týp 2, 11 và 16, đây là ba týp có khả năng gây ung thư amidan cao, nhiều nhất là týp 16. Loại virut này lây nhiễm qua đường tình dục.
- Những người viêm họng mạn tính, vệ sinh răng miệng kém cũng có nguy cơ mắc bênh.
Phụ nữ nào thường xuyên “yêu” bằng miệng thì cẩn thận nhé vì thói quen này không chỉ liên quan đến bệnh ung thư amidan mà còn là nguyên nhân gây nên một số bệnh không kém nguy hiểm khác như ung thư cổ tử cung, bệnh giang mai, các bệnh tình dục ở miệng. Vì thế, tốt nhất nên bỏ ngay kiểu ''yêu'' độc hại này.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Đây là việc phụ nữ tuyệt đối đừng làm khi 'gần chồng' nếu không muốn bị ung thư amidan tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].