1. Đau bụng trên kèm đi ngoài sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật, khi thuốc tê hết tác dụng, cơn đau sẽ bắt đầu và có thể kéo dài một thời gian sau đó, thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào mức độ của cuộc phẫu thuật.
Đi kèm với đau bụng âm ỉ quanh rốn, hoặc đau ở bất kì vị trí nào quanh ổ bụng, đau tăng ở vùng phẫu thuật là các triệu chứng cơ năng khác như: tiêu chảy hoặc táo bón, nôn mửa...
Khi có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này người bệnh nên đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn, vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
2. Nhiễm trùng ruột, dạ dày
Bệnh thường được gọi với tên thông dụng là viêm loét dạ dày, viêm ruột. Nguyên nhân gây bệnh là do virus, do đồ ăn, thức uống bị nhiễm độc đi vào đường ruột, do thói quen sinh hoạt không tốt, stress.
Triệu chứng điển hình là đau thượng vị, đau tăng và nhiều, có thể lan xuống rốn, gây cảm giác đau quanh bụng. Bệnh này có thể kèm theo hoặc không kèm theo đi ngoài.
Viêm loét dạ dày mức độ nhẹ thường được tự hồi phục. Tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng của tiêu chảy, đi ngoài ra máu, phân đen hoặc nôn máu bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị, đây là dấu hiệu tiến triển nặng của bệnh.
3. Dấu hiệu đau bụng cảnh báo viêm ruột thừa:
Đau ruột thừa khi phát hiện sớm, được phẫu thuật cắt bỏ, cơ thể hầu như không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu để lâu, ruột thừa sẽ vỡ dẫn tới nguy cơ tử vong.
4. Đau bụng trên rốn do viêm tụy
Viêm tụy là một tình trạng bệnh lý khi tuyến tụy bị viêm, loét do nhiều nguyên nhân. Cơ chế của bệnh do tụy viêm, các enzyme tiêu hóa bắt đầu di chuyển đến tụy trước khi chúng được giải phóng vào ruột non và sẽ tấn công tụy.
Cơn đau do viêm tụy thường khởi phát đột ngột, đau dữ dội ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn, đau lan ra sau lưng. Khi nằm ngửa sẽ đau tăng lên và gập người ra trước sẽ bớt đau.
5. Sỏi mật
Cơn đau dữ dội vùng hạ sườn phải sẽ báo hiệu điểm đau do túi mật điển hình, đau có thể lan tới rốn, quanh vùng bụng. Cách duy nhất để điều trị cơn đau do túi mật gây ra đó là can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật loại bỏ túi mật.
Cơn đau do sỏi mật thường rất dữ dội, có kèm theo hoặc không triệu chứng đi ngoài. Phẫu thuật cắt túi mật là phương pháp điều trị hữu hiệu.
6. Đau bụng, đi ngoài liên tục do đại tràng co thắt - ruột kích thích
Nhiều người rất lo lắng khi bị đau bụng trên rốn, ăn 1 lúc là đi ngoài phân lỏng, ngày 3-4 lần.
Đây chính là triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome - IBS), hay còn gọi là bệnh đại tràng co thắt. Đây là một bệnh không có tổn thương về thực thể, tuy nhiên ruột hoạt động quá mức, nên dẫn đến đau bụng, đi ngoài liên tục.
7. Đau bụng trên rốn do viêm đại tràng
Có những triệu chứng tương tự như bệnh đại tràng co thắt, nhưng viêm đại tràng khác biệt ở chỗ: người bệnh có tổn thương thực thể (ở đại tràng).
Căn bệnh này có triệu chứng điển hình là: thường xuyên đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần, đặc biệt là sau khi ăn thực phẩm cay nóng, đồ tanh, thức ăn khó tiêu.
Trên đây là những căn bệnh thường gặp có liên quan đến triệu chứng đau bụng trên rốn, kèm theo đi ngoài nhiều lần. Tuy nhiên, để biết mình mắc bệnh gì, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ khám bệnh và chẩn đoán chính xác, kịp thời.
Phương AnhBạn đang xem bài viết Đau bụng trên rốn đi ngoài là triệu chứng bệnh gì, có nguy hiểm không? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].