Cứu sống mẹ con sản phụ bị tan máu bẩm sinh

Thai phụ bị tan máu bẩm sinh, trong quá trình mang thai, người phụ nữ đã phải vào viện truyền máu 5 lần, có hiện tượng cạn ối, thai suy dinh dưỡng, thiếu máu nặng…

Đó là trường hợp sản phụ là B.T.T.H.(33 tuổi, ở TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) vào BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí khi thai được 40 tuần tuổi, da xanh niêm mạc nhợt, người mệt mỏi, 2 chân bị phù, 2 lách to đường kính 20cm.

Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân có hiện tượng cạn ối, thai suy dinh dưỡng, thiếu máu nặng, nhịp tim thai là 128 lần/phút có nguy cơ tử vong cao. Được biết, trong quá trình mang thai sản phụ H đã nhập viện 5 lần để truyền máu, lần nhiều nhất là truyền 5 đơn vị máu.

Sau khi tiến hành hội chẩn giữa các bác sĩ khoa Huyết học - Truyền máu, Hồi sức tích cực, khoa Nhi, khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, ngay lập tức kíp phẫu thuật được triển khai để tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho sản phụ.

  Thai phụ mắc bệnh Thalassemia cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện những bất thường sớm cho mẹ và thai nhi. Ảnh minh họa

Thai phụ mắc bệnh Thalassemia cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện những bất thường sớm cho mẹ và thai nhi. Ảnh minh họa

Theo BSCKII Vũ Thị Dung, BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, đối với những trường hợp có tình trạng bệnh giống của sản phụ H. thì khả năng cứu sống mẹ là rất thấp bởi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như biến chứng suy tim, nhiễm trùng, băng huyết, vỡ lách, tắc mạch.

Nhưng các bác sĩ đã cố gắng hết mình giành lại sự sống cho 2 mẹ con, đặc biệt trong trường hợp sản phụ có bệnh lý tan máu bẩm sinh kèm theo.

Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, bé trai chào đời với cân nặng 2,65kg, sản phụ được an toàn sau ca phẫu thuật. Sau 6 ngày điều trị sức khỏe sản phụ, thai nhi ổn định và đã được xuất viện.

Qua trường hợp này các bác sĩ lưu ý các sản phụ, tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh thiếu máu do tan máu, bệnh biểu hiện suốt đời, thuộc nhóm bệnh di truyền - bẩm sinh, gặp ở cả nam và nữ.

Đối với sản phụ mắc bệnh có nguy cơ biến chứng tim như suy tim, tăng áp động mạch phổi, rối loạn van tim nặng, tắc mạch… nguy cơ tử vong cao. Đối với thai nhi thì làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị tật ống thần kinh, thai có nguy cơ chết lưu hoặc sinh non.                                       

Do đó để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, các sản phụ mắc bệnh Thalassemia cần thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kì để làm các xét nghiệm tổng quát sớm phát hiện những bất thường về sức khỏe cũng như thai nhi.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính