Theo Robin Dreeke, có 8 dấu hiệu lớn tiết lộ một người không trung thực.
1. Dùng từ ngữ mang tuyệt đối như "luôn luôn", "không bao giờ"
Robin Dreeke là một tác giả, diễn giả, đồng thời là cựu đặc vụ FBI.
Những từ mang nghĩa tuyệt đối được dùng để ủng hộ 1 quan điểm nào đó, nhưng nó thường không thực sự đúng và dễ dàng kích thích sự từ chối hay phản đối của người nghe.
Ví dụ khi ai đó nói: "Bạn chẳng bao giờ khen tôi một câu nào", thì thực tế họ đang muốn bạn nói: "Làm gì có! Tôi nhớ khen bạn nhiều rồi mà!"
Người trung thực thường dùng những từ mang tính tương đối như "thường", "thỉnh thoảng", "có lẽ", "đôi khi",...
2. Tự "dìm" thành tựu của mình nhưng thực chất là cố ý để khoe
Nhiều người nghĩ họ biết cách khoe khoang khéo léo nhưng lại rất giả tạo. Họ đợi đến đúng thời điểm trong cuộc hội thoại để thêm 15 giây tự khoe bản thân, giả vờ như hoàn toàn tình cờ. Và khi bạn khen họ, họ lại giả vờ như chẳng có gì đáng nói.
Ví dụ khác, chẳng hạn có một đồng nghiệp thường vờ an ủi rằng bạn sẽ làm được tốt hơn họ, nhưng thực tế mục đích đầu tiên của họ là nhắc cho bạn biết họ tuyệt vời như thế nào, còn bạn chật vật vẫn chưa đạt được điều ấy.
3. Họ lấy lòng bạn bằng cách phán xét người khác
Họ ám chỉ bạn tốt hơn những người khác, phán xét người mà cả hai bạn đều quen biết.
Họ sẽ cho bạn một cơ hội để nhảy vào với những phán xét của chính bạn về người khác, như thể đó là cách để kết thân với bạn.
Hãy thử nghĩ, khi bạn không có mặt, họ sẽ phán xét bạn như thế nào?
4. Ở trong trạng thái phòng thủ cao
Họ cho rằng nếu họ phủ nhận điều gì đó thì nó sẽ không tồn tại. Họ biến những lời chỉ trích về họ thành trò đùa, hoặc là câu xúc phạm vô nghĩa. Họ tỏ ra bức xúc, lái chủ đề sang chuyện khác, bóp méo những lời "buộc tội" hoặc rút lui khỏi cuộc trò chuyện.
5. Thích tranh cãi vô lý
Đó không phải những cuộc tranh luận lý trí mà là những cuộc chiến để thống trị đối phương trong mọi chủ đề, từ chuyện cây kim sợi chỉ tới những vấn đề chính trị.
Tệ hơn nữa, họ có thể tấn công đối phương thay cho các luận diểm, nói bóng gió, mỉa mai, châm biếm, bẻ lái chủ đề, phán xét người khác.
6. Nói quá nhiều hoặc quá ít
Thường là bởi họ cố gắng che giấu điều gì đó hoặc không biết phải nói gì, cho nên họ "tung hỏa mù" bằng cách nói nhiều, đặc biệt là chèn những từ vô nghĩa, những cách diễn đạt mới, khó hiểu.
Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: "Từ ngữ ngắn gọn là tốt nhất, từ ngữ thông dụng và ngắn gọn lại càng tốt hơn."
Chuyên gia truyền thông kinh doanh L.J. Brockman cũng đưa ra 4 yếu tố căn bản của một cuộc giao tiếp thành công: Rõ ràng, súc tích, dễ nhớ và thúc đẩy động lực.
7. Không biết cách xin lỗi
Xin lỗi không phải chuyện khó. Bạn chỉ cần nói "Tôi xin lỗi" là đủ. Nhưng bạn sẽ khó lòng nghe được lời đó từ người lươn lẹo. Họ sẽ nói "Tôi xin lỗi, nhưng mà..." kéo theo vô số lời biện minh, thậm chí là đổ tội ngược lại cho người khác: "Nhưng tôi làm như thế là vì anh đã làm như vậy, blah, blah, blah..."
8. Ngôn ngữ cơ thể gượng ép
Ngôn ngữ cơ thể là dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận diện người giả dối và lươn lẹo.
Một số dấu hiệu cho thấy ai đó đang nói chuyện một cách gượng ép:
- Cười gượng gạo, không tự nhiên, khóe miệng không kéo lên nhưng vẫn cố nở nụ cười, tuy nhiên các bộ phận khác trên mặt lại không có vẻ vui thực sự, lông mày nhíu lại.
- Đầu hơi ngả ra sau thay vì nghiêng sang hai bên, đó là biểu hiện coi thường đối phương.
- Người trung thực thường có đôi mắt mở rộng, còn người giả dối thì ánh mắt hơi híp lại, đờ đẫn, ít chuyển động.
(Theo CNBC)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Cựu đặc vụ FBI 'chỉ điểm' 8 biểu hiện đặc trưng của người lươn lẹo tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].