Báo Điện tử Gia đình Mới

Cúng ông Công ông Táo bằng cá giấy được không?

Theo quan niệm dân gian, mâm lễ cúng ông Công ông Táo không thể hiếu cá chép. Có nhiều thắc mắc rằng, cúng ông Công ông Táo bằng cá giấy có được không.

Ý nghĩa của việc cúng cá chép trong mâm lễ cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công ông Táo lên chầu Trời, để bấm báo những việc làm tốt, xấu, những việc làm được và chưa làm được của gia chủ với Ngọc Hoàng.

Vào ngày này, mọi gia đình sẽ tất bật cho việc sửa soạn mâm lễ, lau dọn ban thờ, dọn dẹp không gian thờ tự. Bên cạnh những lễ vật quan trọng như quần áo, mũ, hia, mẫm cỗ mặn, hoặc chay, hoa, trà, rượu, vàng mã... thì cá chép chính là lễ không thể thiếu.

Nhưng vì sao mâm cỗ cúng lại không thể thiếu cá chép? Giải thích điều này, GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia - cho biết, theo quan niệm xưa, khi các Táo lên trời thì cần phương tiện đi lại. Dân gian vẫn có câu ''cá chép hóa rồng'', ''cá chép vượt vũ môn'', trong tất cả những loài sống dưới nước, chỉ có cá chép mới hóa rồng bay được lên trời.

Đồng thời, hình ảnh ''cá vượt vũ môn'' còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, thành công, hướng về một ngày mai tươi sáng.

Đây chính là lý do vì sao cá chép lại là vật phẩm không thể thiếu trong mâm lễ cúng ông Công ông Táo.

Cúng ông Công ông Táo bằng cá giấy được không? 0

Vậy cúng ông Công ông Táo bằng cá giấy có được không?

Rất nhiều người có câu hỏi rằng, cúng ông Công ông Táo dùng cá giấy được không. Nhiều gia đình rất băn khoăn vấn đề này, chỉ sợ làm sai sẽ bị thần linh quở trách hoặc các Táo không thể lên chầu.

GS Nguyễn Chí Bền cho biết, hiện nay vẫn còn nhiều vùng quê hay ở một số địa phương, người dân vẫn dùng cá chép giấy, tức là đồ mã, cùng mũ áo, mâm cỗ mặn để cúng ông Công ông Táo. Sau khi hoàn tất việc cúng lễ, cá chép giấy sẽ được hóa cùng giấy và mũ áo.

Theo GS Nguyễn Chí Bền, cúng ông Công ông Táo bằng cá chép giấy hay cá thật đều được.

Cùng quan điểm với GS Ngô Đức Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam) cho rằng, việc dùng cá chép giấy thay cá chép thật là hoàn toàn có thể.

Các gia chủ nên ghi nhớ rằng, việc dùng cá chép giấy hay cá chép thật không quá quan trọng, chỉ cần có là được. Quan trọng nhất trong lễ cúng ông Công ông Táo chính là lòng thành tâm của gia chủ, chỉ cần gia chủ thành tâm thì thần linh cũng sẽ linh ứng.

Thạch Thảo/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO