Cứ 3 người bị đột qụy thì có 2 người bị do thiếu máu não

Hiện nay có rất nhiều người trẻ tuổi bị đột quỵ. Điều đáng nói, nếu bệnh nhân đột quỵ không được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu sau khi được phát hiện các dấu hiệu đầu tiên) thì tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao.

Đột quỵ não là một cấp cứu y khoa khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, người bệnh cần được chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, gồm có 2 thể là thiếu máu não và xuất huyết não. Tuy nhiên trên thực tế, đột quỵ do thiếu máu não thường gặp hơn với tỷ lệ: cứ 3 bệnh nhân đột quỵ thì có 2 người đột quỵ do thiếu máu não.

Bệnh gây tổn thương các tế bào não do thiếu oxy dẫn tới hậu quả bệnh nhân bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, mất trí nhớ, hôn mê…, thậm chí tử vong.

Song theo PGS.TS Mai Duy Tôn - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, nếu như đột quỵ ở người già thường gặp là do thiếu máu não, thì ở người trẻ lại bị đột quỵ do chảy máu não nhiều hơn vì người trẻ có yếu tố nguy cơ tăng huyết áp nhưng chủ quan không điều trị, chủ quan không quan tâm chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và người trẻ có các bất thường dị dạng mạch máu não, túi phình mạch máu não… vỡ gây ra gây xuất huyết.

"Trong cấp cứu đột quỵ, nhất là với đột quỵ nhồi máu não, chẩn đoán hình ảnh rất quan trọng để loại trừ chảy máu, điều trị càng sớm càng tốt"-  GS.TS Vũ Đăng Lưu, Phó Giám đốc trung tâm điện quang (BV Bạch Mai) nhấn mạnh.

Nếu bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu sau khi được phát hiện các dấu hiệu đầu tiên) sẽ giảm nguy cơ tử vong và giảm biến chứng. Ảnh minh họa

Nếu bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu sau khi được phát hiện các dấu hiệu đầu tiên) sẽ giảm nguy cơ tử vong và giảm biến chứng. Ảnh minh họa

PGS.TS Mai Duy Tôn cho biết: “Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu sau khi được phát hiện các dấu hiệu đầu tiên) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế di chứng rất cao.

Tuy nhiên trên thực tế mới chỉ có khoảng 5% bệnh nhân đột quỵ được chuyển đến cơ sở y tế sớm. Bởi vì, phần lớn trong số đó, khi mới bị với các biểu hiện nhẹ người bệnh chủ quan theo dõi tại nhà… đợi phục hồi, hoặc dùng thuốc theo truyền miệng nên khi đến viện đã qua giờ vàng". 

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, F.A.S.T là một “quy tắc” để phát hiện sớm khi nghi ngờ đột quỵ: 

1. Face - Mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng: để bệnh nhân ngồi ngay ngắn để quan sát hoặc yêu cầu bệnh nhân cười, “thổi lửa”, nhe răng; 

2. Arm - Yếu hoặc liệt tay, chân: yêu cầu bệnh nhân giơ đều hay tay, hai chân lên, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có liệt. 

3. Speech - Ngôn ngữ bất thường: yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu không lưu loát, giọng “méo” hoặc không nói được đó là dấu hiệu bất thường. 

4. Time - "Nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu này cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao, hãy khẩn trương, nhanh nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ".

Yêu cầu bệnh nhân đột quỵ giơ tay để khám theo quy tắc FAST. Ảnh minh họa

Yêu cầu bệnh nhân đột quỵ giơ tay để khám theo quy tắc FAST. Ảnh minh họa

Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu sớm của đột quỵ với hiện tượng “trúng gió, cảm”… Sai lầm đó có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và mất đi cơ hội vàng, nguy hiểm đến tính mạng hoặc khả năng hồi phục cho người bệnh.

Khi nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ - bằng quy tắc FAST thì người nhà hoặc những người ở gần bệnh nhân cần giữ cho người bệnh không bị ngã gây chấn thương thêm; Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên để nếu bị nôn sẽ không gây sặc vào đường hô hấp, móc hết đờm dãi cho bệnh nhân dễ thở. Tận dụng tối đa 3 giờ đầu – giờ vàng, để đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo.

Linh Nhi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính