1. Mũi tên cạnh biểu tượng bình xăng
Bạn đã bao giờ tự hỏi hình mũi tên bên cạnh biểu tượng bình xăng này dùng để làm gì chưa?
Hướng chỉ của chúng chính là vị trí đặt nắp bình xăng cho xe của bạn. Nếu mũi tên chỉ sang bên phải tức bình xăng được đặt bên phải xe và ngược lại.
2. Những chiếc đinh tán trên túi quần jeans
Quần jeans ban đầu được thiết kế để làm đồ bảo hộ lao động cho các công nhân mỏ.
Tuy nhiên họ luôn phàn nàn về việc quần của họ bị sờn rách nhanh chóng, đặc biệt là ở phần túi quần.
Jacob Davis, một thợ may ở Mỹ, đã nghĩ ra cách dùng đinh tán để gắn túi quần với quần jean. Những chiếc đinh tán này có tác dụng gia cố cho các điểm chịu tác động lớn giúp quần jeans trở nên bền hơn.
3. Lỗ vuông trên que kẹo mút
Khi ăn kẹo mút, hẳn bạn sẽ để ý trên que có một lỗ nhỏ hình vuông, nhưng lại không hề biết vì sao phải có nó.
Công dụng bất ngờ của chiếc lỗ này chính là để khi que được nhúng vào kẹo lúc chưa đông cứng lại thì kẹo sẽ chảy vào lỗ hổng và níu lại trên que.
4. Lỗ nhỏ trên đầu thước cuộn
Chiếc lỗ này được sử dụng để móc vào mũ đinh, phòng trường hợp bạn phải đo một đoạn khá dài mà không có ai giúp giữ đầu dây còn lại.
Ngoài ra các rãnh cưa nhỏ trên thước được sử dụng để đánh dấu vị trí trong trường hợp bạn không mang theo bút chì.
5. Quả cầu len trên mũ
Những quả cầu ở trên mũ ngày nay thường được coi là để trang trí đơn thuần, nhưng đã có nguồn gốc từ thế kỉ 18.
Thời đó, các thủy thủ người Pháp thường đội mũ có chỏm bông để bảo vệ đầu khỏi bị va vào trần của boong tàu.
Sau này, nhiều bộ đồng phục quân đội cũng bao gồm loại mũ lưỡi trai có chi tiết này với nhiều màu sắc và hình dáng đa dạng để phân biệt các binh chủng với nhau.
6. Lỗ nhỏ ở ổ khóa
Bạn có thể cho rằng chiếc lỗ này là một chi tiết thừa?
Tuy nhiên đây chính là đường thoát nước của ổ khóa trong trường hợp bạn sử dụng nó ngoài trời và bị dính mưa, giúp cho ổ khóa không bị rỉ sét.
Ngoài ra, chiếc lỗ cũng là nơi bạn có thêm dầu để làm cho nó hoạt động trơn tru hơn.
7. Nút bấm ở kính chiếu hậu trong xe ô tô
Chiếc nút bấm nhỏ này giúp điều chỉnh góc gương chiếu hậu có tác dụng như là một 'công tắc' thay đổi chế độ ngày/đêm cho gương.
Vào ban đêm, gương sẽ được nghiêng lên phía trên, giúp cho bạn vẫn nhìn được mà không bị chói mắt vì đèn phương tiện giao thông đằng sau.
8. Hai gờ trên nút F và J của bàn phím
Những đường gờ trên phím F và J được thiết kế để giúp người dùng đặt đúng ngón tay vào vị trí của phím bấm mà không cần nhìn xuống bàn phím.
Nhờ đó việc thuộc bàn phím sẽ dễ dàng hơn, gõ phím nhanh hơn nhiều. Đây được xem là phương pháp tối ưu cho việc gõ bàn phím bằng mười ngón.
9. Miếng vá nhỏ có lỗ trên ba lô
Rất nhiều túi ba lô có trang bị thêm một miếng vải nhỏ bằng da ở đằng sau mà chẳng mấy ai để ý đến tác dụng thật của nó.
Bạn có thể tròng dây qua hai cái lỗ để treo ba lô lên, hoặc là để treo các loại túi hoặc giày cho đỡ vướng.
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta nghĩ rằng nó chỉ có tác dụng trang trí.
10. Xé giấy note đúng cách
Có phải bạn thường xé giấy note thế này?
Nhưng xé đúng phải là thế này.
Hãy so sánh kết quả:
11. Lỗ nhỏ bên cạnh camera sau của iPhone
Lỗ nhỏ này có công dụng như một chiếc microphone của iPhone – dùng để loại bỏ toàn bộ tiếng ồn xung quanh khi người sử dụng nghe điện thoại.
12. Mặt lõm dưới đáy chai rượu
Mặt lõm này giúp chai rượu không bị chênh vênh và đứng vững hơn.
Đáy lõm cho phép chai đứng ổn định hơn khi gặp biên độ dao động mạnh hoặc khi chai trống rỗng.
Ngoài ra, phần lõm vào sẽ bù đắp, phân phối đồng đều áp suất bên trong của chai khi trải qua quá trình đóng nút.
13. Vết lõm trên dập ghim
Chi tiết đặc biệt trên bệ ghim này giúp giữ giấy chắc hơn khi bạn chuẩn bị dập ghim xuống.
Một chức năng tiện lợi mà ít ai biết đến, chính là chức năng xoay 180 độ của bệ ghim. Chi tiết này giúp đẩy chiếc ghim ra ngoài, thuận tiện khi ghim với số lượng giấy lớn.
LamBạn đang xem bài viết Công dụng của những chi tiết nhỏ trên các vật dụng quen thuộc 90% người không hề biết tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].