Quả cóc là một loại trái cây thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Cóc có hương vị chua ngọt đặc biệt, kích thích vị giác lại còn chứa rất ít calo, là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đang ăn kiêng hoặc muốn duy trì cân nặng. Hãy cùng bài viết khám phá nhé!
Cóc là gì? Giá trị dinh dưỡng trong cóc
Cóc có tên khoa học là Spondias dulcis, là một loài cây ăn quả nhiệt đới. Quả khi sống màu xanh, có vị hơi chua nên thường được phơi khô làm mứt, dưa chua hoặc ăn với muối và gia vị.
Những quả cóc chín màu vàng có phần thịt bên trong thơm ngon, giòn và được dùng làm món salad trái cây cũng như bánh pudding và bánh ngọt...
Về mặt dinh dưỡng, trung bình một quả cóc có chứa :
- 69,12 calo.
- 0,45% chất đạm.
- 16,65% carbohydrate.
- 3 mg sắt.
- 22g phospho.
- 0,08% chất béo.
- Natri 3018 mg/kg.
- Kali 344 mg/kg.
- Canxi 94,7 mg/kg.
- Vitamin A, vitamin B, vitamin C.
Cóc là loại trái cây có vị chua và chứa nhiều dinh dưỡng
1 Cóc bao nhiêu calo?
Quả cóc, đặc biệt là cóc xanh, là một trong những loại trái cây chứa lượng calo rất thấp. Trung bình một quả cóc có lượng calo chỉ vào khoảng 69 calo. Hàm lượng calo chính xác trong mỗi quả có có thể sẽ khác nhau phụ thuộc vào kích thước, khối lượng cũng như chất lượng của cóc.
Trung bình một quả cóc chứa khoảng 69 calo
2 Ăn cóc có béo không?
Quả cóc chứa lượng calo thấp nên ăn cóc sẽ không gây béo. Vì vậy, những người đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân có thể ăn cóc thoải mái hơn so với việc ăn các loại trái cây và đồ ăn khác.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ và hàm lượng nước có nhiều trong trái cóc mang lại cảm giác no bụng lâu nên sẽ không làm cho bạn thèm ăn và ăn ít đi. Từ đó, giúp kiểm soát các cơn đói cũng như cân nặng một cách hiệu quả.
Hàm lượng chất béo trong cóc cũng rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,3 - 1,8%. Đây cũng là loại chất béo no, nên khi ăn cóc bạn có thể bổ sung chất béo cần thiết cho cơ thể lại không lo tích mỡ.
Cóc không những không gây béo mà còn lý tưởng để giảm cân
3 Cách ăn cóc giảm cân
Ăn trực tiếp
Cóc có hương thơm đặc trưng và vị chua ngọt hấp dẫn nên có thể ăn trực tiếp mà không cần chế biến gì nhiều. Cóc mua về, rửa sạch, để ráo nước và cắt thành miếng. Sau đó, ăn trực tiếp hoặc chấm thêm muối ớt, tạo nên hương vị vừa chua, vừa ngọt và mằn mặn cực ngon.
Cóc chấm muối ớt vô cùng ngon miệng
Nước ép cóc
Để có một ly nước ép có vị chua chua, ngọt ngọt, đậm đà cùng với hương vị thơm đặc trưng, bạn có thể làm theo cách sau:
- Bước 1: Cóc mua về gọt bỏ sau đó rửa sạch, để ráo.
- Bước 2: Tách lấy phần thịt cóc, bỏ đi phần hạt. Sau đó, cho cóc vào máy xay sinh tố cùng với đá bào và đường trắng xay cho nhuyễn.
- Bước 3: Dùng rây để lọc lấy phần nước ép cóc. Có thể cho thêm một chút muối, khuấy đều là xong.
Nước ép cóc thơm ngon và cực dễ thực hiện
Gỏi cóc
Cóc, đặc biệt là cóc xanh, là một nguyên liệu rất phổ biến trong các món gỏi vì hương vị chua ngon đặc trưng. Món gỏi cóc xanh có thể được thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng dao bào gọt vỏ cóc xanh, pha 1 muỗng cà phê muối vào 1 tô nước để ngâm cóc. Sau đó, vớt lên rửa sạch rồi thái lát mỏng hoặc bào sợi theo sở thích.
- Bước 2: Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ. Rang đậu phộng và giã sơ. Xào sơ và giã nhuyễn tôm khô.
- Bước 3: Lấy 2 muỗng canh nước lọc cho vào chén hòa cùng nước mắm, đường và ớt bột. Cho các nguyên liệu đã sơ chế vào thau trộn đều với chén gia vị đã pha.
- Bước 4: Bạn bày phần gỏi đã trộn ra đĩa trang trí thêm tí ớt và vài lá rau răm để món gỏi sinh động hơn nhé.
Gỏi cóc xanh với hương vị chua ngọt, thơm ngon
4 Tác dụng của cóc
Dưới đây là một số tác dụng của cóc đối với sức khỏe:
- Hỗ trợ tiêu hóa: Cóc chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi như flavonoid, terpenoid và tannin, ăn cóc trước bữa ăn giúp kích thích tiết axit dạ dày, tạo điều kiện để tiêu hóa thức ăn tốt hơn và hỗ trợ điều trị đầy hơi, khó tiêu...
- Hỗ trợ tim mạch: Cóc có chứa nhiều nhóm glycoside tim giúp ổn định mức huyết áp, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp. Chúng cũng làm giảm chelesterol xấu LDL giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Tăng cường thị lực: Cóc chứa lượng vitamin A dồi dào, cóc giúp thúc đẩy thị lực khỏe mạnh ở trẻ em và người lớn. Bổ sung cóc mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) và các vấn đề về thị lực khác.
- Tăng cường sức đề kháng: Cóc giàu hàm lượng vitamin C và sắt nên giúp duy trì và thúc đẩy cơ chế đề kháng trong cơ thể. Ăn cóc còn làm tăng cường sự hình thành các tế bào bạch cầu khỏe mạnh, cần thiết để chống lại những tác nhân lạ và nhiễm trùng trong cơ thể.
Cóc đem lại nhiều công dụng cho cơ thể
Xem thêm: 18 lợi ích sức khỏe của quả cóc
5 Ăn nhiều cóc có tốt không?
Các chuyên gia khuyến cáo, với các loại trái cây có vị chua như cóc thường chứa một lượng axit rất lớn. Chúng có thể gây nên tình trạng thừa axit trong dạ dày khi ăn quá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dẫn tới viêm loét dạ dày, nặng có thể ung thư dạ dày.
Do đó, những người bị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cần hạn chế ăn cóc.
Theo khuyến cáo, liều lượng cóc với người trưởng thành khoảng 300gr một ngày. Vì thế, khi ăn cóc, bạn cần ăn vừa phải, không nên ăn cóc thường xuyên để tránh các tác hại trên.
Ăn quá nhiều cóc hay ăn cóc vào lúc đói có thể dẫn đến viêm loét dạ dày
6 Lưu ý khi ăn cóc
Lưu ý khi ăn cóc
Cần lưu ý một số điều sau trước khi ăn cóc:
- Không nên ăn cóc lúc bụng đói: Lượng axit lớn có trong cóc sẽ khiến dạ dày bị viêm loét rất nguy hiểm nếu ăn lúc bụng đói.
- Không nên ăn quá nhiều cóc: Với người trưởng thành, một ngày nên ăn khoảng 300gr cóc là đủ.
- Không nên ăn cóc thường xuyên đối với những người bị các chứng bệnh liên quan đến tá tràng, dạ dày hay hệ tiêu hoá kém để tránh bệnh trở nên trầm trọng.
- Kết hợp cóc với các loại trái cây khác để cung cấp đầy đủ và đa dạng lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Trẻ nhỏ cần hạn chế ăn cóc: Do trẻ nhỏ hệ tiêu hoá chưa được hoàn thiện nên cần hạn chế ăn loại quả chua như cóc gây hại cho trẻ nhé.
- Khi ăn cóc có phát sinh bất cứ triệu chứng nào cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Một số điều cần lưu ý khi ăn cóc để tránh những tác hại không mong muốn
Lưu ý khi chọn mua, bảo quản cóc
Để chọn mua được cóc ngon, chất lượng và bảo quản cóc tốt, bạn cần phải lưu ý:
- Khi mua cóc, bạn nên chọn những quả to, có độ cứng vừa phải, trên vỏ cóc có những vệt màu vàng nhạt thì đó là những quả cóc ngon, có vị ngọt.
- Không nên mua những quả cóc có lớp vỏ sần sùi vì đó là những quả có nhiều xơ, ăn khá chua.
- Nếu bạn muốn mua cóc về để chín, hãy bảo quản ở nhiệt độ phòng. Trong vòng 3 – 5 ngày, cóc sẽ chín vàng. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, hãy để trong ngăn mát tủ lạnh. Sau khi cất ngăn mát, nếu muốn sử dụng, hãy để quả cóc ở nhiệt độ phòng trong vòng 1 tiếng trước khi ăn. Và lưu ý không bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 5°C.
Nên chọn mua những quả cóc to và có độ cứng vừa phải
Lưu ý khi ăn cóc giảm cân
Để dùng cóc với mục đích giảm cân, phải lưu ý rằng:
- Bổ sung đầy đủ các nhóm chất: Ăn cóc phối hợp với các món ăn khác một cách phù hợp để đảm bảo luôn bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong quá trình giảm cân.
- Lựa chọn thời điểm ăn phù hợp: Cần lưu ý không nên ăn cóc trước bữa ăn để tránh dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
- Kết hợp thường xuyên vận động: Để việc giảm cân diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, cần phối hợp chế độ ăn và tập luyện phù hợp.
- Tính lượng calo nạp vào trong ngày: Tính toán lượng calo trong chế độ ăn của bạn để tính được lượng cóc phù hợp nên ăn trong ngày của bạn.
Cần lưu ý một số điều để việc giảm cân với cóc được hiệu quả
Xem thêm:
- Vải bao nhiêu calo? Ăn vải có béo không và các lưu ý khi ăn
- Sầu riêng bao nhiêu calo? Ăn sầu riêng có béo không? Cách ăn giảm cân
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quả cóc cũng như các cách ăn cóc ngon miệng. Bạn chỉ nên ăn cóc với lượng vừa đủ, không ăn khi bụng đói và lưu ý một số điều để đạt được hiệu quả tốt nhất khi ăn cóc nhé!
Bạn đang xem bài viết Cóc bao nhiêu calo? Ăn cóc có béo không? Cách ăn giảm cân tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].