Sau đây là những thông tin cơ bản nhất giúp bạn tránh tiêu thụ đường quá đà.
Tiêu thụ đường thông minh: cần phân biệt đường nhân tạo và đường tự nhiên
Đầu tiên chúng ta cần phân biệt đường nhân tạo và đường tự nhiên.
Trong khi đường nhân tạo là thành phần tồi tệ nhất trong chế độ ăn hiện tại, chúng ta không nên nhầm lẫn chúng với đường tự nhiên, vốn có sẵn trong hoa quả, rau củ.
Những thực phẩm lành mạnh này chứa nước, chất xơ và nhiều vi chất dinh dưỡng cũng như đường tự nhiên – một chất hoàn toàn tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn muốn giảm cân, bảo vệ sức khỏe, bạn nên cố gắng tránh những thực phẩm chứa đường nhân tạo, chỉ ăn (uống) các thực phẩm có đường tự nhiên.
Đường nhân tạo không có tác dụng gì trong tăng cường thể chất, vì vậy, bạn ăn càng ít loại đường này càng tốt.
Tuy nhiên, xu hướng ăn uống hiện tại dường như đang đi ngược lại những lời khuyên này.
Đường nhân tạo có rất nhiều trong nước ngọt, đồ ăn chế biến sẵn. Các loại thực phẩm, đồ uống này lại cực kỳ hấp dẫn với tuổi teen.
Đường chủ yếu ở nước ngọt
Theo số liệu thống kê tại Hoa Kỳ năm 2008, mỗi người nước này đang tiêu thụ 28 kg đường nhân tạo/năm (không tính đường trong nước hoa quả).
Con số này tương đương 76.7 gram/ngày (19 thìa cà phê).
Số lượng trên quá cao so với khuyến cáo và là nguyên nhân của hàng loạt bệnh như béo phì, tiểu đường type II, bệnh tim mạch, sâu răng, gan nhiễm mỡ, một số bệnh ung thư...
Theo hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association - AHA), lượng đường nhân tạo tối đa nên nạp vào tùy thuộc vào giới tính:
Nam giới: tối đa nên tiêu thụ 37,5 gram, tương đương 9 thìa cà phê đường/ngày
Nữ giới: tối đa nên tiêu thụ 25 gram, tương đương 6 thìa cà phê đường/ngày
Đây là con số giới hạn với người bình thường, tuy nhiên với những người bị béo phì, tiểu đường hoặc mắc các bệnh tim mạch, bạn nên tránh đường nhân tạo càng nhiều càng tốt.
Nam giới: tối đa nên tiêu thụ 37,5 gram, tương đương 9 thìa cà phê đường/ngày
Nữ giới: tối đa nên tiêu thụ 25 gram, tương đương 6 thìa cà phê đường/ngày
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
Ở Anh, các bác sĩ đã có nhiều cảnh báo về lượng đường thực tế người dân Anh tiêu thụ.
Các lứa tuổi đều rơi vào tình trạng ăn quá nhiều đường, tuy nhiên giới trẻ dường như là nhóm “hảo ngọt” nhất.
1/4 lượng đường hàng ngày trẻ tuổi teen nạp vào thông qua uống nước ngọt. Điều đáng ngại nhất là nước ngọt còn gây nghiện, nghĩa là một khi trẻ đã hình thành thói quen “hảo ngọt”, nhu cầu ăn ngọt sẽ ngày càng tăng.
Bộ trưởng bộ Sức khỏe cộng đồng, cho rằng: “Tuổi teen đang tiêu thụ gần như cả một bồn tắm đồ uống có đường mỗi năm, tạo cơ hội cho xu hướng béo phì đáng lo ngại ở độ tuổi này”.
Gần đây Anh đã quyết định tăng thuế với các loại nước ngọt chứa đường, với mục tiêu gây áp lực để các nhà sản xuất cắt giảm lượng đường chứa trong sản phẩm của họ.
Tuy nhiên, trong số các ông lớn của ngành sản xuất này, chỉ có Fanta, Ribena và Lucozade là cắt giảm hàm lượng đường. Riêng Coca – Cola thì không hề thay đổi lượng đường trong các lon nước ngọt của họ.
Biểu đồ sau cho thấy chỉ cần uống 330ml Coca đã vượt mức đường cho phép với đối tượng trẻ tuổi teen, uống 500ml nước tăng lực thì vượt gấp đôi giới hạn này.
Biểu đồ chỉ ra lượng đường có trong nước ngọt, nước tăng lực "đáng sợ" đến mức nào:
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Cơ thể hấp thụ lượng đường bao nhiêu để chúng ta không cảm thấy “tội lỗi” mỗi khi uống một ly nước ngọt? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].