Trong một lon coca (330 ml) có chứa xấp xỉ 10 thìa đường (teaspoon). Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, một người lớn không nên sử dụng quá 6 thìa đường/ngày.
Vậy cơ thể bạn sẽ thế nào sau 1 giờ đồng hồ khi uống 1 lon coca?
Sau 10 phút
Đường trong nước ngọt quá lớn để cơ thể có thể hấp thụ ngay lập tức sau khi uống. Vì vậy, bạn có thể cảm thấy buồn nôn nếu trong loại đồ uống này không có phosphoric acid.
Sau 20 phút
Lượng trong máu tăng cao đột ngột khiến cơ thể phải bơm một lượng lớn insuline để điều tiết. Trong tình huống này, gan biến tất cả đường mà cơ thể tiếp nhận sau khi uống nước ngọt trở thành chất béo.
Sau 30 phút
Coca và các loại nước ngọt khác không chỉ chứa đường mà còn có caffein. Sau khoảng 30 phút uống coca, caffein sẽ được tiêu thụ hoàn toàn. Nó khiến đồng tử giãn ra, huyết áp tăng lên. Do đó, gan sẽ đẩy thêm đường vào máu. Các tế bào thần kinh hấp thụ adenosine tạm thời bị "vô hiệu hóa", căn cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ.
Sau 45 phút
Chất dẫn truyền thần kinh doparmine gia tăng tạo ra hưng phấn cho não bộ (tương tự như hoạt động của heroine).
Sau 60 phút
Phosphoric acid kết hợp với canxi, magie, kẽm trong ruột khiến cơ thể tăng cường trao đổi chất. Lượng đường và chất tạo ngọt trong máu cao làm cơ thể bài tiết nhiều nước tiểu hơn.
Sau hơn 60 phút
Caffein có đặc tính lợi tiểu và đây là lúc nó phát huy tác dụng. Khi này, lượng canxi, kẽm, magie, natri, chất điện giải và nước sẽ được "đổ" ra ngoài thông qua quá trình bài tiết nước tiểu. Trong khi đáng lẽ ra chúng sẽ được dùng để bổ xung vào xương.
Thêm vài phút nữa
Khi cơn "phê" nước ngọt qua đi, cơ thể rơi vào trạng thái "sugar crush" - tức là cơ thể cảm thấy mệt mỏi do tiêu thụ lượng lớn carbohydrat. Nó khiến bạn trở nên uể oải, thậm chí là cáu kỉnh.
Minh KhuêBạn đang xem bài viết Cơ thể bạn sẽ như thế nào sau khi bạn uống 1 lon coca? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].