Ông bà nghĩ cháu cảm lạnh nên đã đánh cảm cho cháu theo phương pháp dùng quả trứng luộc nóng có nhét đồng bạc trắng chà vào bụng, gan bàn chân và dọc sống lưng của bé. Khi tôi nói cần đưa cháu đi bác sĩ thăm khám thì ông bà bảo không cần, cứ làm thế khắc khỏi. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi là vì sao chuyển mùa trẻ hay ốm và khi nào có thể đánh cảm cho các cháu.
(Nguyễn Hoàng Lan – Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội)
BS CK II Đinh Thu Hương - Chuyên khoa Tai Mũi Họng, Phòng khám đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic cho biết: Hiện nay, nhiều phụ huynh hay có thói quen tự điều trị cho trẻ nhỏ, trong đó sử dụng các bài thuốc, phương pháp điều trị kiểu dân gian truyền miệng.
Cạo gió là một phương pháp chữa bệnh dân gian được dùng rất phổ biến. Tuy nhiên, một số người tuyệt đối không được cạo gió vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tử vong.
Theo quan niệm dân gian, những người có triệu chứng như mệt mỏi, sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, nhức mỏi chân tay, đau bụng… được coi là bị trúng gió (gió độc). Do đó, mục đích cạo gió là nhằm làm cho gió độc thoát ra khỏi cơ thể.
Các vị trí thường được cạo gió là lưng, bụng, cánh tay, cẳng tay, ngực, gáy. Ngoài ra, người ta còn 'giật gió' ở những nơi không cạo gió được như trán, cổ.
Sau khi cạo gió, nhiều người thường cảm thấy nhẹ nhõm hơn, các triệu chứng mệt mỏi cũng giảm. Dù vậy người ta chỉ tiến hành cạo gió, đánh cảm cho những người bị cảm phong hàn, hàn tà đang nằm ở phần biểu. Những trường hợp bị cảm phong nhiệt thì tuyệt đối không cạo gió, đánh cảm mà phải điều trị bằng thuốc.
Cảm phong nhiệt tức là nhiệt đã đi vào máu. Cơ thể vốn đã nóng lại cạo gió nên càng làm cơ thể nóng hơn. Người bị cảm phong nhiệt ra mồ hôi cũng không thể đánh gió…
Người bị sốt phong nhiệt cạo gió rất dễ dẫn đến những biến chứng như méo mồm, xuất huyết não, liệt nửa người, đột quỵ do huyết áp tăng, tử vong.
Vì vậy, trẻ em, người bị sốt không rõ nguyên nhân, người có vết thương ngoài da... tuyệt đối không được sử dụng hình thức 'đánh cảm' này.
Đối với trẻ nhỏ, các giai đoạn diễn biến của bệnh xảy ra tương đối nhanh. Nếu không theo dõi sát sao các biểu hiện triệu chứng để có phương án điều trị kịp thời sẽ xảy ra nguy cơ biến chứng cao, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Vì vậy ở các trẻ dưới 5 tuổi, khi có biểu hiện của bệnh, cách tốt nhất là đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Trong chế độ ăn dành cho trẻ bị ốm, cha mẹ nên chú ý cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung chất đạm, vitamin tự nhiên có trong hoa quả.
Về việc trẻ dễ mắc bệnh, do cơ thể của trẻ đang ở giai đoạn phát triển nên khả năng chống đỡ bệnh còn hạn chế. Còn về biểu hiện bệnh lý cũng có sự thay đổi do tuỳ vào thể trạng từng trẻ, khả năng tự phát hiện bệnh và diễn đạt triệu chứng bệnh của trẻ nhỏ không đầy đủ và chính xác, nên việc cân nhắc để trẻ ở nhà tự chăm sóc, điều trị cần rất thận trọng.
Một số tình huống gợi ý cụ thể: Trẻ sốt, mệt mỏi, bỏ chơi, bỏ bú kèm theo chảy nước mũi, ho viêm đường hô hấp cấp. Có thể trong một số trường hợp bé sẽ kêu đau tai, dụi tai kèm theo đi ngoài (rối loạn tiêu hóa) thì có triệu chứng của viêm tai giữa. Trong 1 số trường hợp nặng hơn bé sẽ khàn tiếng và khó thở nên đưa trẻ đến khám ngay.
Thông thường trong một số bệnh nhiễm virus, trẻ sốt nhẹ không kèm theo các triệu chứng khác thì cha mẹ có thể chăm sóc con ở nhà bằng cách giữ ấm, bổ sung vitamin, bù đủ nước, vệ sinh cho trẻ trong nhiệt độ thích hợp, chú ý theo dõi nhiệt độ định kỳ, trao đổi với bác sĩ khi thấy bất thường.
Hồng Ngọc/GIADINHMOI.VN
Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ là sản phẩm mới phát triển của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà với tác dụng: chữa ho tiêu đờm, chuyên trị ho cảm, ho gió, ho khan, viêm phế quản.
Ưu điểm của siro ho Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ so với các sản phẩm trên thị trường là dùng đường không năng lượng (đường Sucralose không calo). Sản phẩm thích hợp với người tiểu đường, nguy cơ tiểu đường, người béo phì, nguy cơ béo phì, trẻ em, người đang ở chế độ ăn kiêng. Đặc biệt sản phẩm còn dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược đứng đầu trong bảng danh mục những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, nổi bật là thành phần hoạt chất stemonin có trong cây Bách bộ có tác dụng giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho do đó làm giảm ho hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
Liên hệ sản phẩm: http://bophekhongduong.vn - Hotline: 18001155
(Giấy phép quảng cáo số: 0493/2017/XNQC/QLD)
Bạn đang xem bài viết Có nên đánh cảm cho trẻ nhỏ? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].