Cô giáo bắt học trò tự tát: Trong giáo dục không có kiểu phạt học trò tự tát vào mặt

Việc cô giáo trường tiểu học Trần Văn Ơn (TP. HCM) ra hình phạt bắt học sinh tự tát vào mặt khiến dư luận bất bình và cho rằng, đây là hành vi phản sư phạm, thiếu chuyên nghiệp, mang tính bản năng.

Nêu quan điểm về hình phạt của cô giáo chủ nhiệm lớp 5/2, dưới góc độ tâm lý giáo dục, TS. Nguyễn Tùng Lâm (Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội) cho rằng: Trong giáo dục không có hình phạt bắt học trò tự tát vào mặt.

Hình phạt cô giáo trẻ kia đề ra là hành vi phản sư phạm, thiếu sự chuyên nghiệp. Cô giáo này đã mang sự bản năng lên bục giảng, trong giờ học thay vì dùng phương pháp, nghiệp vụ sư phạm để dạy dỗ, uốn nắn học sinh.

  TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: hành vi của cô giáo trường tiểu học Trần Văn Ơn mang đậm sự bản năng thay vì nghiệp vụ sư phạm.

TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: hành vi của cô giáo trường tiểu học Trần Văn Ơn mang đậm sự bản năng thay vì nghiệp vụ sư phạm.

Thầy Tùng Lâm cũng cho biết: Việc đề ra hình phạt để uốn nắn học sinh (HS) là cần thiết. Nhưng phạt thế nào để vừa có tính răn đe, không gây phản cảm và không vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo là điều không phải giáo viên (GV) nào cũng biết.

Trong cuộc đời hơn 30 năm giảng dạy của tôi, nói thực là khóa nào cũng có những học sinh giỏi – học sinh kém, học sinh ngoan – học sinh chưa ngoan, thậm chí là học sinh cá biệt.

Tôi quan niệm người thầy phải dùng năng lực sư phạm của mình để thực hiện được những yêu cầu giáo dục mà anh đặt ra, chứ không phải vì ức chế, vì bực bội khi học sinh thiếu tập trung mà tự đề ra những hình phạt không nằm trong khuôn khổ giáo dục.

Người thầy, cô giáo phải hiểu được đặc điểm, cá tính của từng đối tượng HS, biết chấp nhận và thích ứng với đối tượng mình đang giáo dục. Từ đó tìm phương pháp phù hợp để tác động chúng.

Các tình huống luôn xảy ra trong lớp học với mức độ, tính chất ngày càng phức tạp, căng thẳng và khó xử. Vì vậy, GV phải biết ứng phó kịp thời và xử lý một cách  nghiêm khắc nhưng mềm dẻo, có tính sư phạm để tránh căng thẳng không cần thiết hoặc gây tổn thương cho GV và HS.

  Phạt học sinh như thế nào cho tích cực, mang tính sư phạm là điều các giáo viên cần biết.

Phạt học sinh như thế nào cho tích cực, mang tính sư phạm là điều các giáo viên cần biết.

Đặc biệt, mỗi người giáo viên cần thiết phải nén sự nóng giận của mình khi gặp phải những HS hư. Việc chủ động chuyện trò, lắng nghe những học sinh cá biệt này sẽ khiến những học sinh này cảm thấy luôn được tôn trọng.

Đây được coi là một trong những kỹ năng rất quan trọng của người thầy trong giáo dục HS, nhất là với HS cá biệt.

 Khi học sinh mắc lỗi, các thầy cô giáo hãy áp dụng những hình thức kỷ luật tích cực.

Trước đó, tại lớp 5/2 trường Tiểu học Trần Văn Ơn (quận Tân Bình, TP. HCM) xảy ra sự việc học sinh nói chuyện riêng trong lớp, cô giáo chủ nhiệm bắt học sinh tự tát vào mặt theo cấp số cộng khiến phụ huynh và dư luận bức xúc.

Việt Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính