Theo thông tin từ BV Nội tiết Trung ương, Khoa cấp cứu vừa tiếp nhận một ca bệnh tự ý bỏ thuốc điều trị dẫn đến nôn mửa, nhiễm toan ceton, đường máu tăng cao.
Cụ thể, bệnh nhân N.T.Q.V 36 tuổi ở Hà Nội được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 1 được 5 năm. Bệnh nhân đang điều trị tại tuyến huyện và được cho sử dụng thuốc tiêm insulin.
Tuy nhiên, gần đây bệnh nhân có đi chơi cùng bạn bè và đã không mang theo thuốc tiêm để sử dụng. Hậu quả là sau 3 ngày bỏ thuốc bệnh nhân đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn nhiều, khó thở, nhiễm toan ceton, đường máu mao mạch lúc nhập viện là 29,5 mmol/l.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2011) người bệnh đái tháo đường để đạt được mục tiêu cần tuân thủ các chế độ điều trị, bao gồm: Chế độ sử dụng thuốc; Chế độ ăn uống; Thay đổi thói quen sống; Kiểm soát đường huyết; Khám sức khỏe định kỳ.
Việc không tuân thủ kéo theo những biến chứng cấp tính như: Hạ đường huyết; Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton; Hôn mê tăng đường máu không nhiễm toan ceton; Hôn mê nhiễm toan lactic; Các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
Ngoài ra, những biến chứng mạn tính được ghi nhận như: Biến chứng thần kinh; Loét chân và đoạn chi; Biến chứng tim mạch; Biến chứng suy thận; Biến chứng mắt; Suy giảm nhận thức.
Do đó, việc tuân thủ phác đồ điều trị là chìa khóa vàng để kiểm soát chặt chẽ tình trạng sống chung với bệnh. Trong điều trị đái tháo đường, hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào ý thức hợp tác tự quản lý của người bệnh.
Triệu chứng mắc tiểu đường ở người trẻ
Liên tục khát nước và đi tiểu nhiều
Khi đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ tự động tách phần nước trong các tế bào chuyển vào máu để làm loãng lượng đường dư. Các tế bào thiếu nước sẽ kích thích não gây ra cảm giác khát không ngừng nghỉ.
Càng khát, bạn càng uống nhiều nước dẫn đến việc đi tiểu nhiều lần. Trung bình người khỏe mạnh đi tiểu từ 6 – 7 lần/ngày.
Nếu đi tiểu vượt qua ngưỡng trung bình này và liên tục cảm thấy khát nước có thể là những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, đó là cách mà cơ thể cố gằng kiểm soát lượng đường trong máu tăng cao.
Sụt cân bất thường
Triệu chứng bệnh tiểu đường này rất phổ biến ở những người trẻ tuổi. Việc có quá nhiều dường trong máu khiến người bệnh giảm 5 đến 10 kg trong vòng 2 -3 tháng. Nguyên nhân là đường glucose không vào được tế bào, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phân hủy các protein, lipid để tạo năng lượng thay thế.
Đói quá mức
Thường xuyên cảm thấy đói và thèm ăn có thể là những triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường. Do lượng insulin trong cơ thể không đủ hoặc không đáp ứng với insulin nên glucose không được chuyển hóa để tạo năng lượng. Điều đó làm bạn cảm thấy đói quá mức dù đã ăn uống đầy đủ.
Mệt mỏi và khó chịu
Lượng đường trong máu cao, theo thời gian, nó làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và người bệnh dễ dàng cáu kỉnh.
Ngứa, tê tay chân
Đường huyết cao làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên, điều này khiến chân và tay bị ngứa, tê và đau rát. Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường này, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Giảm thị lực
Thị lực giảm do khi lượng glucose dư thừa trong máu sẽ sản sinh ra đường sorbitol gây cản trở tầm nhìn của bạn.
V.LinhBạn đang xem bài viết Cô gái 31 tuổi đã mắc tiểu đường, nhập viện khẩn vì đi chơi quên... uống thuốc tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].