Clip bé gái gục ngã bất động sau khi bám tay vào đường dây điện sát sân nhà

Một đoạn clip ghi lại cảnh bé gái gục ngã rồi bất động sau khi bám tay vào đường dây điện ngay gần nhà, nghi bị điên giật đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.

Đoạn clip được đăng trên các trang mạng xã hội ghi lại cảnh một bé gái đang chơi ngoài sân, bám tay vào đường dây điện chạy sát nhà rồi ngã gục, nghi do bị điện giật. Thế nhưng hơn 1 phút sau người phụ nữ bên cạnh mới phát hiện ra, bé đã ngay lập tức được đưa đi bệnh viện. 

Clip bé gái gục ngã bất động sau khi bám tay vào đường dây điện sát sân nhà 0

Theo thông tin trên camera, đoạn clip này được ghi lại vào khoảng 6 giờ 13 phút  ngày 7/6, khi đang chạy nhảy chơi ngoài sân thấy có đường dây điện rơi xuống thấp sát sân nên đã bám tay vào. Cùng lúc đó bé bám tay vào cột sắt chống mái hiên nhà. 

Ngay lập tức cháu bé này ngã xuống, bất động trong tư thế hai tay vẫn bám vào dây điện. Phải hơn 1 phút sau người phụ nữ váy hồng (mang bầu) đang quét sân mới phát hiện ra. Chị đã dùng chổi gạt dây điện ra khỏi người bé và gọi mọi người đưa bé đi bệnh viện. 

Theo người đăng clip, bé gái được một thanh niên nhanh chóng đi cấp cứu và đã qua khỏi nguy hiểm. Thế nhưng đoạn clip khiến ai xem cũng cảm thấy hoảng sợ và lo lắng.

Đây cũng chính là bài học lớn cho những gia đình có đường dây điện đấu nối hay chạy đường dây gần nhà mà không đảm bảo được an toàn. 

Cách sơ cứu khi trẻ em bị điện giật

- Khi phát hiện trẻ bị điện giặt, khẩn trương ngắt nguồn điện, dùng các vật không dẫn điện như que gỗ, chổi... để đưa trẻ ra khỏi dòng điện. Đặc biệt lưu ý không chạm vào trẻ bằng tay trần khi nguồn điện chưa ngắt. 

- Sau đó tiến hành kiểm tra ngay các dấu hiệu tuần hoàn của trẻ (nhịp tim, nhịp thở, ho và cử động):

Nếu thấy trẻ bị ngừng tim, ngừng thở cần lập tức tiến hành các biện pháp hồi sinh tim phổi như sau: Đặt trẻ nằm, ngửa đầu tối đa, loại bỏ các dị vật trong miệng của trẻ, không làm nếu trẻ bị chấn thương cột sống cổ

Ấn vào vùng trước tim của trẻ, kiểm tra nếu tim trẻ không đập trở lại thì tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực cho trẻ (30 lần ép tim 2 lần thổi ngạt), tiếp tục cấp cứu đến khi nào tim trẻ đập lại và thở được.

Sau khi trẻ tự thở được và tim đập trở lại cần tiến hành băng bó cầm máu, cố định các phần xương bị gãy, cố định cột sống cổ trẻ nếu nghi ngờ bị tổn thương, và đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được chăm sóc đặc biệt.

- Lưu ý, khi phát hiện con mình bị bỏng, các bậc cha mẹ không nên chườm đá, bôi thuốc mỡ hay bất cứ thứ gì lên vết bỏng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các nhân viên y tế làm sạch và băng bó vết thương đồng thời kiểm tra những tổn thương bên trong của trẻ.

Minh Khuê

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính