Cider là gì?
Theo lịch sử ghi chép lại, trong chuyến chinh phạt châu Âu vào những năm 55 Trước Công Nguyên, đại đế Ceasar bị cuốn hút bởi loại men được chế biến từ táo của người Celtic (thuộc Anh).
Từ đó, loại thức uống này đã theo chân Ceasar trong suốt cuộc chinh phạt, đến khắp các nước châu Âu. Đó chính là tiền thân của Cider – thức uống đầy hấp dẫn sau này.
Cider được sản xuất từ phương pháp lên men rượu từ các loại trái cây, phần lớn là táo, mang đến hương vị chua chua, ngọt ngọt.
Cider cũng có nồng độ cồn nhất định, nhưng thấp hơn các loại rượu thông thường, hầu hết thấp hơn 8,5%.
Ngày nay, Cider còn được lên men rượu từ quả mâm xôi, lê, nho, dâu… và là nguyên liệu pha chế của nhiều loại Beertail. Bạn có thể tìm thấy Cider trong các thương hiệu nổi tiếng như Strongbow, Bruntys, Magners…
Cider và bia khác nhau như thế nào?
- Thành phần nguyên liệu
Cả bia và Cider đều được tạo nên từ quá trình lên men đường, tuy nhiên đường để chế biến 2 loại thức uống này lại không giống nhau.
Trong khi bia được làm từ đường glucose có trong tinh bột của ngũ cốc thì Cider lại sử dụng chính lượng đường có trong trái cây.
Các loại bia như bia crapt có thể mang nhiều hương vị trái cây nhưng Cider chỉ có mùi vị đặc trưng của loại quả được dùng lên men.
- Màu sắc
Bia có màu sắc đa dạng, tùy vào quy trình sản xuất và chất liệu sử dụng mà bia có thể có màu vàng nhạt, đen hay nâu đất. Cider thì chỉ có màu vàng óng cơ bản, độ đậm hay nhạt sẽ tùy vào quá trình lọc, ép hay lên men của trái cây.
Quy trình sản xuất
Mặc dù cả bia và Cider đều không trải qua quá trình chưng cất nhưng bia trải qua quá trình nấu hỗn hợp malt (hỗn hợp được tạo khi ươm mầm ngũ cốc) và cấy men lên bia. Còn Cider chỉ trải qua một quá trình lên men tự nhiên duy nhất từ các loại vi sinh có trong trái cây.
- Nồng độ cồn
Các loại bia khác nhau sẽ có nồng độ cồn khác nhau, dao động trong khoảng 4,9 – 12%. Cider có lượng cồn rất thấp, luôn thấp hơn bia rượu, cũng không đắng như bia, lại thêm hương vị chua ngọt, rất phù hợp với đối tượng là nữ giới.
- Hàm lượng đường
Đường có trong bia chủ yếu do các nhà máy sản xuất thêm vào để cân bằng vị đắng và hàm lượng này thường rất ít. Trong khi đó, Cider lại khá ngọt do được cung cấp một lượng đường lớn có sẵn trong trái cây kết hợp với quá trình lên men.
Hương vị của Cider rất dễ cuốn hút, độ cồn thấp nên thường xuyên được sử dụng trong những bữa tiệc trang trọng, lịch sự.
Chút men rượu kết hợp với vị trái cây chua ngọt, thanh mát giúp người uống có thêm hưng phấn mà vẫn giữ được tinh thần minh mẫn để giao lưu với mọi người.
Uống cider có say không?
Rượu Cider không dễ say như các loại khác, có vị chua chua, ngọt ngọt, rất dễ uống, nhất là khi dùng với đá thì đem đến cảm giác rất tuyệt vời…
Tại Việt Nam, Tập đoàn VGreen là đơn vị dẫn đầu thị trường sản xuất dòng sản phẩm cider với tên gọi Vcider.
Nếu ở Châu Âu, táo lên men là thành phần chính của Cider thì VGreen đã nghiên cứu và đưa các loại quả nhiệt đới trồng hữu cơ chuẩn sạch như thanh long, đào, chanh leo… vào sản phẩm.
Vcider có các dòng sản phẩm phong phú cho thứ đồ uống ngon và tuyệt vời với sức khoẻ.
Nhờ là thức uống ủ bằng phương pháp lên men truyền thống từ hoa quả organic 100% tự nhiên, dùng cỏ ngọt (thay đường) và không hoá chất bảo quản, Vcider giúp thanh lọc độc tố, giảm mỡ thừa, giữ dáng và làm đẹp da cho chị em ngày Tết. Tết tiệc tùng vẫn không ngại béo, xấu.
Xem thêm các sản phẩm Vcider và lựa chọn đồ uống cho mình dịp Tết TẠI ĐÂY hoặc hotline: 0901103355
Tuấn AnhBạn đang xem bài viết Cider và bia khác nhau như thế nào? tại chuyên mục Kinh doanh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].