Chiến dịch 'Mẹ ơi! Đừng giết con' dưới góc nhìn luật sư

"Chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào công nhận tính pháp lý của chữ ký đó, nên việc lấy chữ ký trên mạng xã hội là thể hiện sự đồng lòng, nhất trí giữa mọi người với nhau chứ không phải là sử dụng chữ ký đó"

Mới đây, một chiến dịch mang tên "Mẹ ơi! Đừng giết con" được sáng lập bởi Lê Hoàng Thạch, 30 tuổi và Lê Huỳnh Hà, 28 tuổi, cả hai đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. 

Chiến dịch phát đi lời kêu gọi mọi người cùng nhau ký 100.000 chữ ký kiến nghị Quốc hội xem xét xây dựng và ban hành "Luật cấm nạo phá thai" tại Việt Nam nhằm cứu lấy 300.000 thai nhi vô tội mỗi năm.

  Nhóm phát động chiến dịch 'Mẹ ơi! Đừng giết con'

Nhóm phát động chiến dịch "Mẹ ơi! Đừng giết con"

Trước chiến dịch "Mẹ ơi! Đừng giết con", trao đổi với PV Gia Đình Mới, luật sư Nguyễn Văn Vũ, Văn phòng Luật sư hợp danh Thiên Thanh bày tỏ: "Nạo phá thai hiện nay đang là một trong những vấn đề đáng được quan tâm và tranh luận không chỉ trong nước mà nó trải khắp các nước trên thế giới.

Sáng lập chiến dịch "Mẹ ơi! Đừng giết con" là một việc làm rất đáng được trân trọng và nó xuất phát từ tình thương, lòng nhân đạo của rất nhiều cá nhân dành cho những thai nhi đang có cơ hội rất lớn được trở thành một con người, một thành viên trong xã hội. Phải khẳng định đây là một hành động mang tính nhân văn cao và rất cần thiết đối với giới trẻ nói riêng và toàn thể người dân nói chung trong xã hội hiện nay". 

  Luật sư Nguyễn Văn Vũ

Luật sư Nguyễn Văn Vũ

Tuy nhiên, với bất kỳ một chiến dịch nào đó thì cũng phải xét xem mục đích của nó có vi phạm pháp luật không?

"Bởi ranh giới giữa một chiến dịch tốt cho toàn xã hội với việc lợi dụng chiến dịch để thực hiện âm mưu phản động, lật đổ chế độ chủ nghĩa xã hội là rất mong manh", luật sư Vũ chia sẻ. 

"Đối chiếu với Luật Viễn thông năm 2009, liên quan đến vấn đề an ninh mạng thì việc lấy chữ ký trên mạng xã hội không bị điều chỉnh và không vi phạm pháp luật. Nhưng lại chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào công nhận tính pháp lý của chữ ký đó, nên việc lấy chữ ký trên mạng xã hội là thể hiện sự đồng lòng, nhất trí giữa mọi người với nhau chứ không phải là sử dụng chữ ký đó.

Phải khẳng định lại là chưa có văn bản pháp luật nào quy định về việc cấm nạo phá thai. Nhưng nạo phá thai phải theo định định, trình tự do Bộ Y tế quy định và việc phá thai trái phép cũng được điều chỉnh bởi Điều 316 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Điều đó thể hiện, pháp luật cũng đang dần hạn chế và có những quy định điều chỉnh đối với vấn đề nạo phá thai.

Chiến dịch “Mẹ ơi! Đừng giết con” với mục đích là kiến nghị, nêu ý kiến đóng góp bảo vệ thai nhi và góp phần xây dựng pháp luật thì khó có thể nói là mâu thuẫn với luật pháp Việt Nam, ngoài ra đây cũng là cơ hội để người dân có thể lên tiếng, ngăn chặn việc làm được coi là không có tính nhân đạo này", luật sư Vũ nhận định. 

An Vy

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính