Chỉ với 4 bước bấm huyệt giúp dạ dày của bé khoẻ hơn, ăn ngon và nhiều hơn

Trẻ em khi còn nhỏ, do dạ dày chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ gặp vấn đề về tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng, táo bón... Bụng không thoải mái còn khiến giấc ngủ của bé không được sâu, dễ khóc, khiến bố mẹ càng lo lắng, mệt mỏi. Nhưng chỉ cần bấm những huyệt này, dạ dày của bé sẽ tốt hơn.

Theo lời khuyên của giảng viên khoa xoa bóp Trường đại học Trung y dược Bắc Kinh (Trung Quốc) Lu Mengqian, các cách xoa bóp bấm huyệt dưới đây sẽ giúp dạ dày của trẻ phát triển tốt hơn, giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt và lớn nhanh.

Cách xoa bóp cơ bản điều trị dạ dày

Bước 1: Xoa tỳ kinh

Vị trí tỳ kinh: phía bên ngoài của ngón tay cái, từ đầu ngón tay đến gốc ngón tay. Trung y cho rằng, việc xoa tỳ kinh không chỉ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, còn bổ sung khí huyết, nâng cao sức đề kháng của trẻ.

gia-dinh-moi2

Cách làm: dùng ngón cái xoa vị trí tỳ kinh, từ đầu ngón tay xuống, lặp lại khoảng 300-500 lần.

57b0bc90a4ea44f7bde9f1dc2dab9f76

Bước 2: Nắn 4 khớp ngón tay

Vị trí 4 khớp ngón tay: 4 khớp đầu tiên của 4 ngón tay từ ngón trỏ đến ngón út, vị trí phía lòng bàn tay. Đây là huyệt đạo quan trọng để chữa bệnh chán ăn cho bé.  

eed6b55af6b54f9eae14409800fa7d21

Cách làm: dùng ngón cái nắn nhẹ nhàng 4 đốt tay từ ngón trỏ đến ngón út. Làm lặp lại 3~5 lần.

27ef5a75873b4eb9a597d0dba0c92cc0

Bước 3: Xoa bát quái trong lòng bàn tay 

Vị trí bát quái: lấy lòng bàn tay làm tâm, lấy bán kính vòng tròn từ tâm đến phía dưới gốc ngón tay giữa, vòng tròn tạo ra chính là huyệt bát quái. Các huyệt này có thể điều trị chứng đầy bụng, nôn ọe ở trẻ trong thời gian bú sữa mẹ.

gia-dinh-moi3

Cách làm: dùng ngón cái vuốt từ huyệt càn đến ly, lặp lại 100 lần.

fab241ee9325471c81dfaf84ec92a0b6

Bước 4: Day huyệt bản môn

Vị trí huyệt bản môn: nằm trên phần bàn tay bên dưới ngón tay cái.

Empty

Cách làm: dùng ngón cái hoặc ngón trỏ day huyệt bản môn 100 lần.

Empty

Trên đây là 4 cách bấm huyệt đơn giản và hiệu quả theo Trung y để điều trị các vấn đề về dạ dày cho trẻ.

Có thể quan sát chuyển biến ở trẻ để tăng cường xoa bóp, bấm huyệt và kết hợp với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý.

Lam Điểu

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính