Báo Điện tử Gia đình Mới

Chỉ 3 trường hợp mắc lỗi xe không chính chủ, mức phạt mới nhất năm 2022 tới 8 triệu

Khi nào thì người tham gia giao thông bị vi phạm lỗi xe không chính chủ là sự quan tâm của khá nhiều người dân. Không phải cứ đi xe của người khác là mắc lỗi này.

Đi xe đứng tên người khác có bị phạt lỗi không chính chủ?

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào giải thích chính xác về lỗi xe không chính chủ. Nhiều người hiểu nhầm rằng “đi xe chính chủ” nghĩa là cá nhân, tổ chức chỉ được điều khiển phương tiện giao thông đăng ký dưới tên của mình, nếu không sẽ bị phạt.

Tuy nhiên, việc hiểu như vậy là chưa chính xác. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chỉ các trường hợp cá nhân mua xe, được tặng cho, thừa kế xe máy, ô tô... mà không làm thủ tục sang tên mới bị xử phạt.

Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA có đặt ra yêu cầu đối với việc chuyển quyền sở hữu xe như sau:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Nếu không thực hiện sang tên trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng xe sẽ bị phạt vi phạm theo các mức sau:

- Xe máy: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng với cá nhân, từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng với tổ chức (điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

- Xe ô tô: Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng với cá nhân, từ 04 - 08 triệu đồng với tổ chức (điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Như vậy, có thể khẳng định, trường hợp tham gia giao thông bằng xe đứng tên của người khác mà do mượn hợp pháp từ bạn bè, người thân thì sẽ không bị phạt về lỗi xe không chính chủ.

Do đó, người tham gia giao thông có thể hoàn toàn yên tâm khi mượn xe của bố mẹ, anh chị em trong nhà để đi đường.

  Chỉ 3 trường hợp mắc lỗi xe không chính chủ.

Chỉ 3 trường hợp mắc lỗi xe không chính chủ.

CSGT kiểm tra giấy tờ thấy đi xe không chính chủ, có được phạt?

Căn cứ khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe sau khi chuyển quyền sở hữu chỉ được thực hiện qua 02 cách sau:

1 - Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

2 - Công tác đăng ký xe.

Điều này đồng nghĩa rằng, nếu trong quá trình giải quyết vụ tai nạn giao thông mà phát hiện chủ xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên hoặc đi sang tên sau thời hạn 30 ngày, chủ xe mới bị phạt lỗi không chính chủ.

Do đó, khi tham gia giao thông mà bị Cảnh sát giao thông (CSGT) gọi vào kiểm tra hành chính, người điều kiển chỉ cần xuất trình đầy đủ giấy tờ gồm:

- Giấy đăng ký xe.

- Bằng lái xe.

- Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

- Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Dù thấy tên trên giấy đăng ký xe không phải là người điều khiển phương tiện, CSGT cũng không được phép xử phạt vi phạm lỗi không chính chủ.

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO