Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Cây xô thơm có tác dụng gì? 7 tác dụng, cách sử dụng và lưu ý

Cây xô thơm là một loại thảo dược nổi tiếng với nhiều công dụng bảo vệ sức khỏe như chống oxy hóa, kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa ung thư... Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của cây xô thơm qua bài viết này nhé!

1 Giới thiệu về cây xô thơm

Cây xô thơm là gì?

Xô thơm là cây bụi, thân gỗ, thân cây được phủ đầy lông, lớp lông này rất mịn. Lá xô thơm có màu xanh xám và có đôi khi là máu tím, hoa màu xanh lam đếm tím.

  • Tên gọi khác: Xôn, Hoa xôn.
  • Tên khoa học: Salvia officinalis thuộc học Bạc hà (Lamiaceae).

Xô thơm một loại thảo mộc quý giá từ vùng Địa Trung Hải, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, xô thơm giúp cơ thể chống lại tác hại của gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Hơn nữa, xô thơm còn hỗ trợ chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ và tăng cường sự tập trung. Bên cạnh đó, xô thơm còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường và cholesterol trong máu, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Lá xô thơm có màu xanh xám

Lá xô thơm có màu xanh xám

Thành phần hóa học

Cây xô thơm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người. Một muỗng cà phê cây xô thơm khoảng 0.7g chứa:

  • Lượng calo: 2 calo
  • Chất đạm: 0,1 g.
  • Carb: 0,4 g.
  • Chất béo: 0,1 g.
  • Vitamin K: 10% giá trị hàng ngày.
  • Sắt: 1,1% giá trị hàng ngày.
  • Vitamin B6: 1,1% giá trị hàng ngày.
  • Canxi: 1% giá trị hàng ngày.
  • Mangan: 1% giá trị hàng ngày.

Ngoài ra, cây xô thơm có chứa một lượng nhỏ magie, kẽm, đồng, vitamin A, vitamin C, vitamin E. Hơn thế nữa, xô thơm còn chứa axit caffeic, axit chlorogenic, axit rosmarinic, axit ellagic và rutin, các chất này đều có vai trò quan trọng cho sức khỏe.

2 Tác dụng của cây xô thơm

Chống oxy hóa

Cây xô thơm chứa vitamin A, C, E và hơn 160 loại polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương.

Ngoài ra, axit chlorogen, axit caffeic, axit rosmarinic, axit ellagic và rutin – các hoạt chất được tìm thấy trong cây xô thơm - đều có liên quan đến lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ ung thư, cải thiện trí nhớ và chức năng não .

Một nghiên cứu đã cho thấy khi dùng 2 cốc trà xô thơm mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol xấu (LDL).

Cây xô thơm chứa vitamin A,C và E có tác dụng chống oxy hóa

Cây xô thơm chứa vitamin A,C và E có tác dụng chống oxy hóa

Tốt cho răng miệng

Theo một nghiên cứu khoa học, nước súc miệng làm từ cây xô thơm có khả năng tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn Streptococcus mutans - là thủ phạm chính gây sâu răng. .

Một nghiên cứu khác cho thấy tinh dầu xô thơm có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của nấm Candida albicans - là một loại nấm gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng phổ biến bao gồm tưa miệng, nấm âm đạo.

Ngoài ra, cây xô thơm còn được dùng để điều trị các vấn đề ở miệng như viêm họng, áp xe răng, viêm nướu, loét,...

Cây xô thơm có tác dụng kháng khuẩn giúp tiêu diệt các mảng bám

Cây xô thơm có tác dụng kháng khuẩn giúp tiêu diệt các mảng bám

Cải thiện các triệu chứng mãn kinh

Cây xô thơm chứa các hợp chất có cấu trúc tương tự hormone nữ giới là estrogen. Nhờ đặc tính này, cây xô thơm có thể liên kết với các thụ thể estrogen trong não, giúp điều hòa hormone và làm giảm các triệu chứng mãn kinh, đặc biệt là bốc hỏa và đổ mồ hôi quá nhiều. .

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng sử dụng thực phẩm bổ sung chiết xuất cây xô thơm có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng bốc hỏa chỉ sau 8 tuần. .

Cây xô thơm cải thiện các triệu chứng mãn kinh như đổ mồ hôi quá nhiều

Cây xô thơm cải thiện các triệu chứng mãn kinh như đổ mồ hôi quá nhiều

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra cây xô thơm có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Thử nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cho thấy, sau khi dùng chiết xuất cây xô thơm, chuột đã giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy insulin. .

Một nghiên cứu khác trên chuột mắc đái tháo đường tuýp 2 cho thấy trà xô thơm có tác dụng tương tự như thuốc điều trị tiểu đường metformin.

Các nghiên cứu khác trên người cũng chỉ ra rằng chiết xuất lá xô thơm có thể làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin tương tự như thuốc điều trị tiểu đường rosiglitazone.

Chiết xuất lá xô thơm có thể làm giảm lượng đường trong máu

Chiết xuất lá xô thơm có thể làm giảm lượng đường trong máu

Giảm cholesterol xấu

Cây xô thơm chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao như rosmarinic acid, acid carnosic, và luteolin. Những chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa LDL cholesterol, từ đó làm giảm nguy cơ hình thành mảng bám trong động mạch.

Xô thơm có thể làm giảm cholesterol xấu tích tụ trong động mạch

Xô thơm có thể làm giảm cholesterol xấu tích tụ trong động mạch

Tốt cho não bộ

Cây xô thơm từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược quý giá với nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng hỗ trợ trí não.

Những người dùng chiết xuất cây xô thơm đã thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra đo trí nhớ, giải quyết vấn đề, lý luận và các khả năng nhận thức khác .

Một nghiên cứu khác cho thấy, chiết xuất cây xô thơm giúp cải thiện trí nhớ, sự chú ý, và khả năng giải quyết vấn đề ở bệnh nhân Alzheimer từ nhẹ đến trung bình sau 16 tuần sử dụng.

Cây xô thơm có tác dụng hỗ trợ trí não và trí nhớ

Cây xô thơm có tác dụng hỗ trợ trí não và trí nhớ

Ngăn ngừa ung thư

Các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật đã chứng minh rằng cây xô thơm có thể chống lại một số bệnh ung thư bao gồm ung thư miệng, ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư da và ung thư thận.

Những nghiên cứu này đã cho thấy chiết xuất cây xô thơm không chỉ ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mà còn tiêu diệt luôn tế bào ung thư " link="https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21894557/" date="03/03/2024"] . 

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng cây xô thơm có thể chống lại một số bệnh ung thư

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng cây xô thơm có thể chống lại một số bệnh ung thư

3 Cách sử dụng cây xô thơm tốt cho sức khỏe

Cây xô thơm có hương vị và mùi thơm rất đặc trưng nên thường dùng làm hương vị cho nhiều món ăn của một số quốc gia trên thế giới. Có thể sử dụng loại thảo dược quý hiếm này để làm:

  • Vò nát lá xô thơm cho vào món ăn khi món đã vào giai đoạn cuối cùng. Bạn cũng có thể thêm lá xô thơm vào công thức nước sốt, bơ hỗn hợp, bánh mỳ, bánh ngọt để tăng hương vị. Ngoài ra có thể dùng để pha trà, cocktail...
  • Ở một số quốc gia khác, lá xô thơm được dùng để tạo mùi cho các món sốt cà chua đậm đà như mì ý hoặc dùng để chế biến xúc xích kết hợp với một số nguyên liệu khác và có thể dùng làm nguyên liệu của món gà tây.

Cây xô thơm có thể dùng để pha trà

Cây xô thơm có thể dùng để pha trà

4 Lưu ý khi sử dụng cây xô thơm

Liều dùng tùy thuốc vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Liều chuyên gia khuyên dùng để bổ sung cây xô thơm từ 280 – 1500 mg mỗi ngày liên tục trong 12 tuần.

Lưu ý khi dùng cây xô thơm:

  • Không nên sử dụng ở những người có tiền sử động kinh vì có thể tăng nguy cơ tái phát bệnh.
  • Không dùng loại thảo dược này 15 ngày trước khi thực hiện phẫu thuật.
  • Người bị suy gan, suy thận không nên dùng cây xô thơm vì sẽ làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
  • Không dùng cây xô thơm cùng với thuốc hạ huyết áp vì sẽ làm hạ huyết áp đột ngột.
  • Người mắc bệnh nội tiết tố không nên dùng cây thảo dược này vì cây xô thơm có thể làm rối loạn hormone.
  • Phụ nữ có thai không nên dùng cây xô thơm vì nó có thể gây sảy thai. Phụ nữ cho con bú cũng không nên sử dụng lá loài cây này vì sẽ giảm tiết sữa.

Liều chuyên gia khuyên dùng để bổ sung cây xô thơm từ 280 – 1500 mg

Liều chuyên gia khuyên dùng để bổ sung cây xô thơm từ 280 – 1500 mg

5 Rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng cây xô thơm

Ngộ độc

Trong các thử nghiệm lâm sàng, tinh dầu xô thơm được sử dụng với một lượng nhỏ, pha loãng dưới sự kiểm soát chặt chẽ vì khi ăn phải nó có nguy cơ bị ngộ độc. Trẻ em khi nuốt phải một lượng nhỏ tinh dầu xô thơm cũng có thể gây co giật.

Cây xô thơm có nguy cơ gây ngộ độc nếu dùng không đúng

Cây xô thơm có nguy cơ gây ngộ độc nếu dùng không đúng cách

Dị ứng

Bất cứ tinh dầu nào cũng có nguy cơ gây dị ứng. Các triệu chứng dị ứng nhẹ bao gồm ngứa, khó thở, ho, nổi mề đay, chóng mặt. Phản ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.

Tinh dầu xô thơm có nguy cơ gây dị ứng

Tinh dầu xô thơm có nguy cơ gây dị ứng

Tương tác thuốc

Cây xô thơm có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống co giật (như phenobarbital, primidone, axit valproic,...) nếu sử dụng quá mức. 

Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tiểu đường, việc sử dụng quá nhiều cây xô thơm có thể khiến lượng đường trong máu giảm nghiêm trọng, dẫn đến hạ đường huyết. Cây xô thơm cũng phải sử dụng thận trọng ở những người bị suy giảm chức năng thận.

Ngứa là tình trạng có thể gặp phải khi dùng cây xô thơm

Ngứa là tình trạng có thể gặp phải khi dùng cây xô thơm

Xem thêm:

  • Cây vối có tác dụng gì? 9 công dụng của cây vối đối với sức khỏe
  • Lá hẹ có tác dụng gì? 10 tác dụng của lá hẹ không thể bỏ qua!
  • Kỷ tử là gì? Khám phá 7 tác dụng của kỷ tử trong y học và làm đẹp

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây xô thơm và tác dụng của cây xô thơm đối với sức khỏe. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính