Cấy thiết bị dưới da giúp bệnh nhân tiểu đường không phải tiêm insulin hàng ngày

Một nghiên cứu mới công bố của các nhà khoa học Mỹ đã mở ra triển vọng điều trị bệnh tiểu đường bằng một “túi” nhỏ có kích thước chỉ bằng chiếc thẻ tín dụng cấy dưới da.

Những vấn đề ở tuyến tụy là nguyên nhân gây thiếu hụt insulin ở bệnh nhân tiểu đường

Những vấn đề ở tuyến tụy là nguyên nhân gây thiếu hụt insulin ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường xuất hiện khi cơ thể bệnh nhân không sản xuất đủ hormone insulin, không kiểm soát được lượng đường trong máu.

Để giải quyết vấn đề này, phương pháp điều trị duy nhất hiện nay là tiêm insulin, thường là vài lần/ngày cho bệnh nhân.

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một nghiên cứu mới, đó là cấy một “túi” nhỏ vào cơ thể bệnh nhân.

Thiết bị cấy ghép có tên Sernova Cell Pouch được làm bằng polymer đặc biệt này rất an toàn với cơ thể, với các tế bào tiểu đảo tụy được cấy ở bên trong túi.

Sau khi được ghép vào cơ thể bệnh nhân, túi Sernova Cell Pouch có thể điều trị tận gốc tình trạng thiếu hụt insulin của bệnh nhân.

Quá trình thử nghiệm bao gồm 2 bước:

Bước đầu tiên, với kỹ thuật cấy ghép thông thường, túi Sernova Cell Pouch sẽ dược cấy vào vùng da dưới bụng trong vòng 3 tuần để các mạch máu cũng như các tổ chức mô phát triển.

Bước tiếp theo, các bác sĩ sẽ tiêm hàng nghìn tế bào tiểu đảo tụy (từ người hiến tặng) vào các ống siêu nhỏ bên trong Sernova Cell Pouch.

Với những nguồn cung cấp máu đã được thiết lập, các tế bào tiểu đảo tụy phát triển và đem lại nguồn cấp insulin cho người bệnh như ở người khỏe mạnh.

Theo kết quả nghiên cứu năm 2011 của trường Đại học Alberta (Canada), những con chuột có bệnh tiểu đường đã không còn phải tiêm insulin sau 100 ngày áp dụng biện pháp cấy ghép nêu trên.

Biện pháp điều trị trên hiện đã được thử nghiệm với các bệnh nhân tiểu đường type 1 và đem lại kết quả điều trị tích cực.

Các bệnh nhân tiểu đường có thể sẽ không phải tiêm insulin hàng ngày trong tương lai gần

Các bệnh nhân tiểu đường có thể sẽ không phải tiêm insulin hàng ngày trong tương lai gần

Bác sĩ Emily Burns thuộc tổ chức Đái tháo đường Anh cho rằng: “Nếu thí nghiệm trên thành công, đây sẽ là bước thay đổi thực sự cách mà chúng ta điều trị cho bệnh nhân tiểu đường type 1 trong tương lai”.

Các nhà khoa học cũng cho rằng kỹ thuật trên sẽ được dùng điều trị các căn bệnh mãn tính trong tương lai, như bệnh thiếu máu hoặc Parkinson, những căn bệnh có nguyên nhân từ việc thiếu một số chất cụ thể trong cơ thể, tương tự như bệnh tiểu đường.

Mai Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính