Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Cây hương nhu có tác dụng gì? 15 tác dụng và bài thuốc, lưu ý sử dụng

Hương nhu là một loại dược liệu rất quen thuộc trong các bài thuốc Nam. Hương nhu cũng được người dân sử dụng trong các bài thuốc hàng ngày. Vậy cây hương nhu có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1 Giới thiệu về cây hương nhu

Cây hương nhu thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae). Ở Việt Nam, cây hương nhu sinh trưởng và phát triển mạnh 2 loại chính:

  • Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.) hay được gọi là é rừng, é tía,...
  • Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) dân gian thường gọi là é lớn lá và húng giổi tía,...  

Mô tả cây hương nhu

Cây hương nhu là một loại cây thân thảo có giá trị quan trọng trong Đông y. Cây hương nhu sống lâu năm cao từ 1 - 2m, thân vuông, hóa gỗ ở gốc và có lông. Khi cây còn non, thân có bốn cạnh màu nâu tía và bốn mặt màu xanh nhạt, nhưng khi cây trưởng thành, thân chuyển sang màu nâu.

của cây hương nhu mọc theo kiểu đối xứng hình chữ thập và có cuống dài. Phiến lá thuôn dài hình mũi mác và có răng cưa, đồng thời trên cả hai mặt lá đều có nhiều lông. Mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới. 

Hoa của cây hương nhu mọc thành các cụm hình xim từ nách lá và sau đó thu lại thành xim đơn. Các bông hoa không đều nhau, có tràng hoa màu trắng chia thành hai môi, nhụy 4 rồi ra ngoài bao hoa. 

Quả của cây có hình dạng bế tư và được bao bọc bởi đài hoa. Toàn bộ cây có mùi thơm dễ chịu. Cây thường ra hoa và kết quả từ tháng 5 đến tháng 7.

Cây hương nhu thân thảo cao tầm 1 - 2m

Cây hương nhu thân thảo cao tầm 1 - 2m

Phân loại

Hương nhu trắng:

  • Thân vuông và có lông.
  • Lá mọc đối chéo chữ thập, hình trứng nhọn. Mặt trên lá màu lục xám, mặt dưới màu lục nhạt. Cả hai mặt đều có lông ngắn và mịn. Mép lá có khía răng cưa, gân lá hình lông chim. Lá có cuống dài.
  • Hoa nhỏ màu nâu, mọc thành xim co, thường rụng nhiều hoa chỉ còn lại đài. Cây toàn thân có mùi thơm.

Hương nhu tía: 

  • Thân hình vuông, chia thành các đoạn dài khoảng 40cm. Mặt ngoài thân màu nâu nhạt đến nâu tím, có nếp nhăn dọc và lông mịn.
  • Lá mọc đối, khô giòn, nhăn nheo, hình trứng nhọn, có cuống dài. Mép lá khía răng cưa, gân lá hình lông chim. Mặt trên lá màu nâu, mặt dưới màu nâu nhạt, có các tuyến nhỏ lõm xuống. Cả hai mặt đều có lông ngắn.
  • Hoa màu nâu nhạt, hình môi, mọc thành xim co. Đôi khi một số hoa và lá đã rụng chỉ còn lại cành. Quả bế tư nhỏ được bao bọc bởi đài hoa 

Ở Việt Nam phổ biến 2 loại hương nhu trắng và hương nhu tía

Ở Việt Nam phổ biến 2 loại hương nhu trắng và hương nhu tía

Thành phần hóa học

Một số thành phần hóa học nổi bật trong cây hương nhu có thể kể đến như: carvacrol (10%), trans bergamotene (11%), beta-caryophyllene (11%), thymol (10%), humulene (12%), beta-bisabolene (13%), terpinene-4-ol (7%), gamma-terpinene (4%), p-cymene (4%), camphene (3%), alpha-pinene (1%), beta-farnesene (0,25%), limonene 0,15%.

Trong đó, tinh dầu hương nhu sẽ có eugenol (45 - 70%), methyl eugenol (12 - 20%), carvacrol, beta caryophyllene... Tỷ lệ tinh dầu thường là 0,2 - 0,3% trong cây tươi và 0,5% trong cây khô.

Tinh dầu hương nhu có thành phần chính là eugenol

Tinh dầu hương nhu có thành phần chính là eugenol

Bộ phận dùng

Để sử dụng hương nhu cho mục đích điều trị bệnh, người ta sẽ thu hái phần cây trên mặt đất, đặc biệt là các cành chứa hoa. Phần thu hoạch được sẽ phơi ở nơi có ít ánh nắng nhưng thông gió, với nhiệt độ khoảng 30 - 40°C (phơi âm can). Trong y học hiện đại, quá trình chế biến dược liệu còn bao gồm chiết xuất lấy tinh dầu eugenol - một hoạt chất quan trọng trong nha khoa hoặc được sử dụng để tổng hợp vanillin. 

Bộ phận được dùng làm dược liệu của hương nhu là cành có hoa

Bộ phận được dùng làm dược liệu của hương nhu là cành có hoa

2 Các tác dụng của cây hương nhu đối với sức khỏe

Tăng cường miễn dịch

Cây hương nhu giàu vitamin C, kẽm và nhiều chất khác có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, chiết xuất lá cây hương nhu cũng có khả năng tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu lympho T và các tế bào tiêu diệt, từ đó tăng cường hệ miễn dịch. Điều này được xác nhận trong một nghiên cứu vào năm 2011. 

Một nghiên cứu khác cho thấy, sau khi sử dụng 10 μg/mL dịch chiết từ cây hương nhu, phản ứng viêm trên thí nghiệm đã giảm đáng kể.

Dịch chiết hương nhu cũng cho thấy tác dụng bảo vệ các đại thực bào bằng cách kích hoạt các phản ứng miễn dịch Th2 và giảm các cytokine Th1.

Hương nhu có thể làm tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch

Hương nhu có thể làm tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch

Kháng khuẩn, chống nhiễm trùng

Cây hương nhu có tác dụng kháng khuẩn và chống nhiễm trùng do chứa các thành phần có tính chất kháng vi khuẩn và kháng nấm. Vai trò này được ứng dụng trong trị mụn, trị tiêu chảy nhiễm trùng,...

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu eugenol chiết xuất từ cây hương nhu có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella typhimurium, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Klebsiella pneumoniae.

Eugenol cũng có khả năng kháng nấm và chống sự phát triển của nấm Candida albicans, Candida krusei, Candida parapsilosis, Candida tropicalis, Cryptococcus neoformans, Rhizoctonia solani và các loại nấm gây bệnh trên da khác.

Hương nhu có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dẫn tới nhiễm trùng

Hương nhu có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dẫn tới nhiễm trùng

Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường

Chiết xuất từ cây hương nhu có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh đái tháo đường như tăng cân, tăng huyết áp, tăng cholesterol, kháng insulin và rối loạn mỡ máu. 

Các nhà khoa học cho chuột ăn tinh bột và đường kèm lá cây hương nhu. Kết quả cho thấy lượng đường huyết duy trì ở mức ổn định, không tăng đột ngột sau ăn. Nghiên cứu phát hiện rằng có thể thành phần natri trong hương nhu đã ức chế quá trình vận chuyển đường vào máu.

Hương nhu có thể ức chế quá trình vận chuyển đường vào máu

Hương nhu có thể ức chế quá trình vận chuyển đường vào máu

Hoạt động chống oxy hóa

Các chiết xuất từ lá cây hương nhu được cho là chứa các loại vitamin chống oxy hóa như vitamin E và vitamin C.

Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng flavonoid và phenol có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa thông qua nhiều cơ chế khác nhau, chẳng hạn như: tiêu diệt hoặc làm giảm các gốc tự do, tủa chelat các ion kim loại hoặc chặn các hệ thống enzyme tạo ra gốc tự do.

Sự hiện diện của saponin, terpenoid, glycosid và alkaloid trong dịch chiết cây hương nhu cũng có thể đóng góp vào hoạt động chống viêm và chống oxy hóa.

Hương nhu chứa nhiều thành phần hóa học có vai trò chống oxy hóa tế bào

Hương nhu chứa nhiều thành phần hóa học có vai trò chống oxy hóa tế bào

Bảo vệ dạ dày

Hương nhu có các hoạt chất có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh dạ dày như Helicobacter pylori. Ngoài ra, tính chất chống viêm sẽ giúp làm dịu các triệu chứng do phản ứng viêm gây ra.

Trong khi đó, các hoạt tính chống oxy hóa, chống vi khuẩn trong hương nhu sẽ giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây tổn thương và hỗ trợ quá trình phục hồi niêm mạc.

Hương nhu có thể giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương

Hương nhu có thể giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương

Trị tiêu chảy

Dịch chiết lá hương nhu (eugenol) đã được chứng minh là có phổ kháng khuẩn rộng hơn, có khả năng ức chế cả hoạt động của vi khuẩn gram âm như E.coli (vi khuẩn chính gây tiêu chảy).

Các hoạt chất tanin, steroid, triterpenoid và carbohydrate trong cây hương nhu có thể ức chế nhu động ruột, ức chế thụ thể muscarinic, làm giảm co bóp ruột do acetylcholine, nicotin và histamin gây ra. 

Hương nhu có khả năng ức chế nhu động ruột, giảm tình trạng tiêu chảy

Hương nhu có khả năng ức chế nhu động ruột, giảm tình trạng tiêu chảy

Giảm đau, hạ sốt

Cây hương nhu chứa các hợp chất như eugenol, thymol và carvacrol đóng vai trò như chất chống viêm và giảm đau tự nhiên. Những chất này có khả năng ức chế sản xuất các chất gây viêm và đau trong cơ thể, từ đó làm dịu các phản ứng viêm (như sưng, nóng, sốt, đỏ, đau).

Cây hương nhu có thể giúp hạ thân nhiệt về mức bình thường

Cây hương nhu có thể giúp hạ thân nhiệt về mức bình thường

Giảm căng thẳng, lo âu

Theo Tạp chí Ayurveda và Y học Tích hợp, cây hương nhu có tính chất chống trầm cảm và chống lo âu tương tự như các loại thuốc chống trầm cảm (diazepam, benzodiazepin,...).  

Cây hương nhu cũng có tác dụng bảo vệ DNA, protein và lipid, chống lại các tác hại của stress oxy hóa. Nhờ đó các chức năng thần kinh có thể hoạt động bình thường, tránh bị căng thẳng.

Hương nhu có chứa các hoạt chất chống trầm cảm lo âu

Hương nhu có chứa các hoạt chất chống trầm cảm lo âu

Cải thiện hệ hô hấp

Đầu tiên, hương nhu chứa các hợp chất có tính chống viêm và chống oxy hóa, có thể giúp giảm viêm nhiễm và giảm tổn thương trong đường hô hấp. Điều này có thể làm giảm triệu chứng như viêm mũi, hen suyễn và viêm phế quản.

Thứ hai, cây hương nhu có khả năng làm giảm co bóp và giãn cơ trong đường hô hấp. Điều này có thể giúp làm thông thoáng đường thoát khí và giảm triệu chứng như khò khè, khó thở và ngạt mũi.

Ngoài ra, cây hương nhu cũng có tác dụng làm giảm sự kích thích và căng thẳng trong hệ thần kinh, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp và cải thiện chức năng hô hấp tổng thể. 

Cây hương nhu chứa các hoạt chất có thể cải thiện được chức năng của hệ hô hấp

Cây hương nhu chứa các hoạt chất có thể cải thiện được chức năng của hệ hô hấp

Bảo vệ gan

Cây hương nhu có khả năng bảo vệ gan bằng cách chống lại các tổn thương do CCl4 gây ra trong tế bào gan trên động vật thí nghiệm. Ngoài ra, chiết xuất hương nhu cũng có thể làm giảm tổn thương gan do gan nhiễm mỡ và xơ gan, đồng thời làm tăng catalase và các enzyme chống oxy hóa. 

Chiết xuất hương nhu có thể làm giảm các tổn hại tế bào gan

Chiết xuất hương nhu có thể làm giảm các tổn hại tế bào gan

Ngăn ngừa ung thư

Dịch chiết cây hương nhu có khả năng ức chế sự sống của tế bào ung thư thông qua khả năng chống oxy hóa. Điều trị bằng hương nhu cũng có thể làm giảm sự phát triển của khối u thông qua việc ức chế đường truyền tín hiệu ERK và quá trình đường phân hiếu khí, đồng thời làm tăng quá trình tự hủy tế bào ung thư.

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng, hương nhu có thể giúp ức chế sự phát triển của nhiều dòng tế bào ung thư như ung thư xương, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,... 

Dịch chiết hương nhu có thể ức chế sự sống của tế bào ung thư

Dịch chiết hương nhu có thể ức chế sự sống của tế bào ung thư

Bảo vệ thận, tốt cho bệnh nhân sỏi thận và gout

Theo một nghiên cứu, lá hương nhu có thể được sử dụng trong việc kiểm soát tổn thương thận do kháng sinh gentamicin gây ra. Đồng thời, dịch chiết lá hương nhu cũng sẽ làm giảm các chất gây ra vấn đề cho thận như creatinine, urea, HCO3, K+, Cl− và Na+.

Do đó ta có thể thấy cây hương nhu có tác dụng bảo vệ thận và có lợi cho bệnh nhân sỏi thận và gout.

Lá hương nhu có thể kiểm soát các tổn thương thận do gentamicin gây ra

Lá hương nhu có thể kiểm soát các tổn thương thận do gentamicin gây ra

Chống côn trùng cắn

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây hương nhu có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của côn trùng. Điều này bao gồm việc làm ảnh hưởng tỷ lệ nở trứng và ngăn chặn sự đẻ trứng của côn trùng. 

Một số thành phần hóa học trong cây hương nhu có khả năng làm co mạch máu và hô hấp của côn trùng. Điều này gây ra sự mất cân bằng, gây hại cho hệ thần kinh và hệ thống hô hấp của côn trùng, góp phần vào việc tiêu diệt chúng hoặc ngăn chặn sự tấn công của chúng.

Hương nhu có thể làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở trứng của côn trùng

Hương nhu có thể làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở trứng của côn trùng

Thúc đẩy làm lành vết thương

Cây hương nhu chứa các hợp chất kháng vi khuẩn như eugenol, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế nhiễm trùng vết thương.

Các thành phần hóa học có trong cây hương nhu có tính chất chống viêm, giúp giảm viêm tại vùng bị thương. Điều này cung cấp điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương.

Hương nhu chứa các hợp chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp vết thương mau lành

Hương nhu chứa các hợp chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp vết thương mau lành

Tốt cho sức khỏe sinh sản

Lá cây hương nhu là một nguồn cung cấp arginine - axit amin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe dương vật và sự sống của tinh trùng. Ngoài ra, lá hương nhu cũng chứa các hợp chất như apigenin fenkhona và eugenol tạo điều kiện cho sự cương cứng.

Hơn nữa, lá hương nhu cũng chứa anetol và bo có khả năng kích thích sản xuất estrogen ở phụ nữ. Trong khi đó, eugenol sẽ có hiệu quả tương tự đối với nam giới, giúp tiêu diệt nấm liên quan đến dịch âm đạo.

Hương nhu cung cấp các chất tốt cho sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ

Hương nhu cung cấp các chất tốt cho sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ

Chống thiếu máu

Các chiết xuất từ cây hương nhu đã được chứng minh là có tác động đến hệ thống huyết học của cơ thể bằng cách làm tăng số lượng hồng cầu, tiểu cầu và hemoglobin.

Ngoài ra, hương nhu còn có thể bổ sung các khoáng chất tự nhiên như sắt và vitamin hỗ trợ quá trình tạo máu. Nhờ đó, tình trạng thiếu máu được cải thiện đáng kể. 

Chiết xuất hương nhu có thể cải thiện được tình trạng thiếu máu

Chiết xuất hương nhu có thể cải thiện được tình trạng thiếu máu

3 Một số bài thuốc từ cây hương nhu

Bài thuốc trị chứng hôi miệng

Nguyên liệu: Hương nhu tía 10g, nước 200ml.

Cách thực hiện: Sắc hương nhu tía với 200ml nước cho đến khi còn 100ml. Sử dụng dung dịch từ hương nhu để súc miệng và ngậm hàng ngày, tốt nhất là sử dụng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Tiếp tục sử dụng liên tục trong 15 ngày.

Hương nhu là thành phần chính chữa hôi miệng

Hương nhu là thành phần chính chữa hôi miệng

Bài thuốc giúp tóc nhanh dài, bóng mượt

Nguyên liệu: Hương nhu tía, lá bưởi (hoặc vỏ bưởi), quả bồ kết khô (đã đốt qua), mỗi loại 10g, nước 3 lít.

Cách thực hiện: Nấu hương nhu tía, lá bưởi và quả bồ kết khô với 3 lít nước, sau đó pha ấm để gội đầu. Gội đầu hai lần mỗi tuần để giúp tóc nhanh dài và mượt mà.

Hương nhu cùng lá bưởi và bồ kết sẽ giúp tóc dài suôn mượt

Hương nhu cùng lá bưởi và bồ kết sẽ giúp tóc dài suôn mượt

Bài thuốc trị tiêu chảy do lạnh bụng

Nguyên liệu: Hương nhu tía 12g, tía tô (lá và cành), mộc qua, mỗi loại 9g, nước 3 bát.

Cách thực hiện: Sắc hương nhu tía, tía tô và mộc qua với 3 bát nước cho đến khi còn 1 bát. Uống trong ngày sau bữa ăn sáng để giúp chữa tiêu chảy do lạnh bụng.

Hương nhu và tía tô sẽ là bài thuốc chữa tiêu chảy lạnh bụng

Hương nhu và tía tô sẽ là bài thuốc chữa tiêu chảy lạnh bụng

Bài thuốc trị phù thũng, nước tiểu đục

Nguyên liệu: Hương nhu tía 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, nước 600ml.

Cách thực hiện: Sắc hương nhu tía, bạch mao căn và ích mẫu thảo với 600ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml. Uống thay trà hàng ngày để giúp trị phù thũng và nước tiểu đục. Mỗi liệu trình điều trị kéo dài trong 10 ngày.

Sắc hương nhu cùng ích mẫu sẽ trị phù thũng, nước tiểu đục

Sắc hương nhu cùng ích mẫu sẽ trị phù thũng, nước tiểu đục

Bài thuốc cho trẻ chậm mọc tóc

Nguyên liệu: Hương nhu tía 40g, nước 200ml, mỡ lợn.

Cách thực hiện: Sắc hương nhu tía với 200ml nước và cô đặc. Sau đó, trộn với mỡ lợn và bôi lên tóc hàng ngày, 1-2 lần mỗi ngày. Trước khi bôi, hãy vệ sinh da đầu cho trẻ sạch sẽ để tránh viêm nhiễm do da đầu bẩn.

Nước sắc hương nhu trộn cùng mỡ lợn bôi lên tóc để kích thích mọc tóc

Nước sắc hương nhu trộn cùng mỡ lợn bôi lên tóc để kích thích mọc tóc

Bài thuốc trị cảm sốt, nhức đầu, đau bụng, chân tay lạnh

Nguyên liệu: Hương nhu tía 500g, hậu phác (tẩm gừng nướng) 200g, bạch biến đậu (sao) 2000g.

Cách thực hiện: Tán nhỏ hương nhu tía, hậu phác và bạch biến đậu, sau đó trộn đều. Mỗi lần uống 10g đến 20g với nước sôi để nguội. Đun sôi nước và sau đó hòa tan bột trộn vào. Uống khi nước đã nguội.

Bài thuốc hương nhu có thể trị cảm sốt, nhức đầu, lạnh bụng,...

Bài thuốc hương nhu có thể trị cảm sốt, nhức đầu, lạnh bụng,...

Bài thuốc trị cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt

Nguyên liệu: Hương nhu, hoắc hương, bạc hà, sả, tía tô, lá bưởi, lá chanh, mỗi loại 10g.

Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó đun sôi để xông hơi. Hít thở hơi từ các thành phần này giúp chữa cảm, làm ra mồ hôi và hạ sốt.

Hương nhu trị cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt

Hương nhu trị cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt

Bài thuốc phòng, chữa cảm nắng, say nắng

Nguyên liệu: Lá hương nhu 32g, hạt đậu ván 32g, củ sắn dây 24g, gừng sống 12g.

Cách thực hiện: Phơi khô lá hương nhu, hạt đậu ván, củ sắn dây và gừng sống. Tán nhỏ các thành phần và rây thành bột mịn. Mỗi lần người lớn dùng 16g, trẻ em dùng 8g; hãm bột với nước sôi và uống. 

Bài thuốc chứa hương nhu có thể phòng và chữa cảm nắng, say nắng

Bài thuốc chứa hương nhu có thể phòng và chữa cảm nắng, say nắng

4 Lưu ý khi sử dụng hương nhu

Tác dụng phụ có thể gặp phải

  • Buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy.
  • Gây tổn thương gan khi tiêu thụ lượng lớn.
  • Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam và nữ.
  • Làm loãng máu, gây tác động tiêu cực dùng cùng thuốc làm loãng máu.
  • Làm giảm lượng đường trong máu, có thể giảm quá mức khi dùng cùng thuốc trị tiểu đường.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai, dẫn đến các cơn co thắt tử cung, thậm chí là sảy thai.
  • Làm hỏng men răng do lá hương nhu có chứa thủy ngân và tính axit.

Hương nhu có thể làm hỏng men răng do chứa thủy ngân và axit

Hương nhu có thể làm hỏng men răng do chứa thủy ngân và axit

Đối tượng cần thận trọng

  • Phụ nữ đang có nhu cầu thụ thai.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Bệnh nhân suy tuyến giáp.
  • Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật.

Phụ nữ có thai và mong muốn có thai không nên sử dụng hương nhu

Phụ nữ có thai và mong muốn có thai không nên sử dụng hương nhu

Tương tác thuốc

  • Hương nhu có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị suy tuyến giáp do chúng làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp thyroxine khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Hương nhu làm chậm quá trình đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người dùng thuốc chống tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu. 
  • Hương nhu có khả năng làm tăng cường tác dụng an thần của thuốc an thần.

Hương nhu tương tác với thuốc suy giáp, thuốc chống đông máu làm giảm tác dụng của cả hai

Hương nhu tương tác với thuốc suy giáp, thuốc chống đông máu làm giảm tác dụng của cả hai

Xem thêm:

  • Tinh dầu hoa oải hương (lavender) có tác dụng gì? Xem ngay 12 lợi ích sau
  • Cây đinh lăng là gì? Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe
  • Đương quy có tác dụng gì? 11 công dụng của đương quy với sức khỏe

Bài viết trên đã nêu ra các tác dụng của cây hương nhu đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng hương nhu cho một số đối tượng để tránh các tác dụng không mong muốn và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Hy vọng bài viết trên có thể mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé! 

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected] 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính