Cà độc dược là loại cây có màu sắc sặc sỡ, thường dùng để làm thuốc điều trị bệnh trong y học cổ truyền. Vậy cà độc dược có những tác dụng nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết được công dụng của cà độc dược và lưu ý khi dùng nhé!
1 Cây cà độc dược là gì?
Mô tả cây cà độc dược
Cây cà độc dược hay còn gọi là mạn đà la (Datura metel), thuộc họ Cà (Solanaceae). Đây là một loại cây cỏ nhỏ, cao khoảng 1 - 2m, thân nhẵn với màu xanh hoặc tím. Lá hình trứng, dài 9 - 10cm, rộng 4 - 9cm, mặt trên xanh xám, mặt dưới xanh nhạt, mép lá có răng cưa.
Hoa cà độc dược màu tím, chiều dài 1 - 2cm, nở ở kẽ lá. Quả có gai, kích thước 3cm, từ xanh sang nâu khi chín, vỏ nứt thành 4 phần, chứa nhiều hạt.
Hoa cà độc dược màu tím, chiều dài 1 - 2cm, nở ở kẽ lá
Thành phần hóa học của cà độc dược
Cà độc dược chứa nhiều alkaloid, trong đó lá chứa 0,1- 0,5%, quả chứa 0,12%, rễ chứa 0,1- 0,2% và hoa chứa 0,25 - 0,6%. Bên cạnh đó, cây còn chứa các thành phần khác như norhyoscyamin, vitamin C, atropin, scopolamine và hyoscyamine.
Cà độc dược có thành phần chính là alkaloid
2 Phân loại và bộ phận dùng
Ở Việt Nam, cà độc dược được phân thành 3 loại chính:
- Cà độc dược hoa trắng, thân và cành xanh.
- Cà độc dược hoa đốm tím, thân và cành xanh.
- Loại thứ ba là sự lai giữa hai loại trên.
Người ta thường dùng hoa và lá của cây cà độc dược để làm thuốc. Sau thu hoạch, hoa và lá được đem sấy hoặc phơi khô.
Người ta thường dùng lá và hoa cà độc dược làm thuốc
3 Cây cà độc dược có độc không?
Cây cà độc dược chứa các hợp chất alkaloid như atropin, hyoscyamine có thể gây độc tính khi tiếp xúc hoặc tiêu thụ lượng lớn. Atropine và hyoscyamine ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây tăng nhịp tim, suy giảm tiết dịch và tác động đến thị giác.
Cà độc dược chứa các hợp chất có thể gây tăng nhịp tim
4 Tác dụng dược lý của cà độc dược
Cây cà độc dược có các tác dụng dược lý sau:
- Trị ho: Chứa glycoalkaloid solanine, có tác dụng làm giảm ho và làm dịu viêm họng.
- Ngừa suyễn: Atropin có trong cây giúp giãn các đường hô hấp, hỗ trợ ngừa suyễn.
- Chống co giật: Hyoscyamine và atropin có khả năng ức chế sự co bóp cơ, hỗ trợ trong việc chống co giật.
- Trị say xe: Alkaloid atropine giúp ổn định tâm thần và hệ thần kinh, có thể giảm triệu chứng say xe.
- Điều trị bệnh Parkinson: Atropine có thể giảm triệu chứng run chân trong bệnh Parkinson.
- Hỗ trợ điều trị hen phế quản: Có thể sử dụng atropin để giảm tác động co bóp của cơ trơn, giúp giảm triệu chứng hen phế quản.
Cà độc dược giúp giảm triệu chứng say xe
5 Một số bài thuốc trị bệnh từ cà độc dược theo kinh nghiệm dân gian
Lưu ý các bài thuốc này theo kinh nghiệm dân gian chữa bệnh, người đọc cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Điều trị đau nhức xương khớp
Cà độc dược chứa nhiều saponin, flavonoid, polyphenol có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Do đó, người ta thường sử dụng cây cà độc dược để trị đau nhức xương khớp. Cách thực hiện bài thuốc như sau:
- Bước 1: Chọn cành, lá, hoa của cây cà độc dược rửa sạch, phơi khô và đem ngâm với rượu.
- Bước 2: Sau 10 ngày ngâm, thoa rượu lên những vùng đau nhức sẽ giúp tình trạng này mau chóng thuyên giảm.
Cà độc dược có tác dụng chống viêm nên giúp trị đau xương khớp
Trị đau thần kinh tọa
Do chứa nhiều hoạt chất như saponin, flavonoid có tác dụng giảm đau, chống viêm nên cà độc dược thường dùng để trị đau thần kinh tọa. Cách thực hiện bài thuốc như sau:
- Bước 1: Dùng một nắm lá cà độc dược đem hơ nóng, đắp lên vùng bị đau nhức.
- Bước 2: Thực hiện 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần để cơn đau được đẩy lùi.
Đau thần kinh tọa có thể giảm nhờ lá cà độc dược
Chữa hen suyễn và ho
Do chứa một loại alkaloid là atropin nên cây cà độc dược có tác dụng trị ho, giảm co bóp cơ trơn, ngừa suyễn. Cách chữa hen suyễn và ho bằng cà độc dược như sau:
- Bước 1: Lấy một ít lá cà độc dược, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
- Bước 2: Cho vào giấy, cuộn lại như điếu thuốc rồi hút một lượng khoảng 1g mỗi ngày. Chú ý dừng sử dụng khi có biểu hiện ngộ độc.
Atropin trong cà độc dược giúp giảm ho và hen suyễn
Trị mụn nhọt gây sưng đau
Chiết xuất ethanol từ lá cà độc dược có tính kháng khuẩn, kháng viêm nên dùng để chữa mụn nhọt sưng đau. Các bước trị mụn nhọt với cà độc dược như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị lá cà độc dược, rửa sạch, ngâm với rượu.
- Bước 2: Đắp lá lên khu vực mụn nhọt sưng đau.
Cà độc dược chữa mụn nhọt sưng đau nhờ chiết xuất ethanol
Điều trị nôn mửa
Cây cà độc dược chứa các alkaloid tropan như scopolamine, hyoscyamine và atropine có tác dụng chống co thắt đường tiêu hóa, giảm nôn. Cách dùng cà độc dược trị nôn mửa như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị lá cà độc dược tươi, rửa sạch ngâm rượu.
- Bước 2: Mỗi ngày uống 15 giọt giúp giảm triệu chứng buồn nôn.
Cà độc dược ngâm rượu giúp trị nôn mửa
Chữa viêm xoang
Nhờ chiết xuất ethanol thu được từ lá cà độc dược nên nó có tác dụng chống viêm, chữa viêm xoang hiệu quả. Các bước dùng cà độc dược chữa viêm xoang như sau:
- Bước 1: Lấy một ít lá cà độc dược, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
- Bước 2: Đem bỏ vào nồi đun nhỏ lửa cho khói bay lên. Cho vào giấy, cuộn lại như điếu thuốc rồi hít bằng mũi, thở ra bằng miệng trong vòng 3 - 6 phút. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày trong 1 tháng.
Lá cà độc dược giúp giảm triệu chứng của viêm xoang
6 Tác dụng phụ khi sử dụng cà độc dược
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng cà độc dược:
- Gây độc cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, gây giảm tiết sữa.
- Làm tăng nhịp tim.
- Làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón.
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm, kích thích loét niêm mạc dạ dày.
- Gây ảo giác, hưng phấn.
- Tăng huyết áp.
- Mất nước, tăng tiết mồ hôi.
- Giãn nở đồng tử.
Cà độc dược có thể khiến cơ thể hưng phấn
7 Tương tác giữa cà độc dược và các thuốc khác
Dùng cà độc dược chung các loại thuốc hoặc thảo dược khác có thể làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế việc sử dụng cà độc dược để chữa bệnh trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Đặc biệt, cần tránh kết hợp thảo dược này với các loại thuốc kháng cholinergic như scopolamine và atropin, vì tương tác giữa các loại thuốc này có thể gây ra các phản ứng phụ như: hạ huyết áp, nhịp tim tăng, khô da, chóng mặt.
Tránh sử dụng cà độc dược với thuốc kháng cholinergic
8 Người nào không nên sử dụng cà độc dược?
Cà độc dược không phù hợp cho các đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng cà độc dược không tốt cho thai kỳ vì những hoạt chất độc dược trong cây có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với cả mẹ và thai nhi. Hơn nữa, việc tiếp xúc với cà độc dược có thể giảm lượng sữa mẹ và gây hại cho sức khỏe của bé.
- Bệnh nhân suy tim: Quả cà độc dược có khả năng làm tăng nhịp tim, có thể làm tình trạng suy tim trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bị táo bón: Cà độc dược có thể gây tác động kích thích lên hệ tiêu hóa và tăng khả năng táo bón.
- Bệnh nhân mắc hội chứng Down: Cà độc dược có thể gây tác động tiêu cực đối với tình trạng sức khỏe của những người mắc hội chứng Down.
- Người bị loét dạ dày, trào ngược thực quản: Việc sử dụng cà độc dược có thể làm gia tăng tình trạng viêm, loét dạ dày và tình trạng trào ngược thực quản.
- Bệnh nhân nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa: Cà độc dược có thể làm gia tăng tình trạng nhiễm trùng và gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.
- Người bị huyết áp cao hoặc rối loạn tâm thần: Cà độc dược có khả năng làm tăng huyết áp và có thể gây ảo giác ở người rối loạn tâm thần.
- Người mắc chứng khó đi tiểu, bệnh viêm đại tràng kết loét hoặc tăng nhãn áp góc hẹp: Cà độc dược có thể tăng tình trạng khó đi tiểu, làm gia tăng tình trạng viêm đại tràng kết loét và tăng nhãn áp góc hẹp.
Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng cà độc dược
9 Lưu ý khi sử dụng cà độc dược
Khi sử dụng cà độc dược, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng: Người có tiền sử dị ứng với cà độc dược không nên dùng loại thảo dược này bởi nó có thể gây ngộ độc, nôn mửa.
- Bệnh nhân có cơ địa quá mẫn: Người bệnh có thể bị dị ứng, phát ban, viêm nhiễm trong cơ thể nếu có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong cà độc dược.
- Thuốc độc bảng A: Cà độc dược thuộc nhóm thuốc độc bảng A, cần có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng, do đó người bệnh không tự ý mua và sử dụng.
- Xử trí khi ngộ độc cà độc dược: Khi ngộ độc Atropin trong cà độc dược, cần dừng thuốc và gây nôn bằng nước chè đặc. Giữ ấm, nằm yên. Ngộ độc nhẹ, có thể dùng thảo dược giải độc. Ngộ độc nặng, cần đến bệnh viện cấp cứu.
Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng cà độc dược chữa bệnh
Xem thêm:
- Cây vối có tác dụng gì? 9 công dụng của cây vối đối với sức khỏe
- Cây mã đề là gì? 3 tác dụng của cây mã đề đối với sức khỏe
Trên đây là những thông tin về tác dụng của cây cà độc dược và lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về loại cây phổ biến trong đời sống hàng ngày. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!
Bạn đang xem bài viết Cây cà độc dược là gì, độc không? 6 tác dụng và các lưu ý khi sử dụng tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].