Khi “tuổi cao” không đồng nghĩa với “sức yếu”
Không ít người đã rất ngạc nhiên bởi sức sống tươi trẻ của cụ bà Kimiko Nishimoto khi sở hữu “kho báu” làm mẫu ảnh mạo hiểm thường xuyên dù đã 94 tuổi, hay thành tích của bà Chiyomi Sawa ở Nhật Bản - một vận động viên cử tạ 72 tuổi đã 19 lần vô địch giải cử tạ thế giới World Bench Press Champion. Được biết, bà đã lên kế hoạch luyện tập để kiểm soát cân nặng vào năm 50 tuổi bằng cách thử sức với bộ môn “Bench press” (đẩy tạ ngực) vốn chỉ dành cho phái mạnh.
Hay như tại Trung Quốc, bà Vương Quế Lan, người Trung Quốc, ở tuổi thất thập cũng đã tham gia hơn 100 cuộc chạy marathon trong gần 20 năm qua. Tháng 4/2022, bà đã hoàn thành cự ly dài nhất 168km trong một cuộc thi marathon tại tỉnh Giang Nam với thời gian 40 giờ 30 phút 11 giây.
Dường như hoạt động thể thao này với các bà không chỉ để duy trì sức khỏe, mà còn để khẳng định phương châm sống “không bao giờ là quá muộn để theo đuổi đam mê”!
Chuẩn bị gì để ông bà, ba mẹ Việt Nam bắt nhịp lối sống “cao niên năng động”?
Những năm gần đây, xu hướng này cũng bắt đầu “len lỏi” và lan tỏa tại Việt Nam - đất nước dự kiến bắt đầu thời kỳ dân số già vào năm 2036. Lối sống “cao niên năng động” tại quốc gia hình chữ S được các cụ ông, cụ bà hưởng ứng rất tích cực, từ những hoạt động dưỡng sinh sáng sớm ở công viên quanh bờ hồ Hoàn Kiếm cho đến những chuyến đi bộ đường trường đến mọi miền Tổ Quốc.
Mới đây, ông Nguyễn Văn Thạ (70 tuổi, TP.HCM) vẫn tham gia hoạt động trekking (đi bộ đường dài) suốt hành trình chinh phục cực Đông ở Mũi Đôi (Vạn Ninh, Khánh Hòa) với quãng đường xấp xỉ 15km. Trước đó, ông Thạ đã từng 2 lần chinh phục cung đường 35km tại Tà Năng - Phan Dũng. Ông chia sẻ với báo chí: “Tôi tăng ý chí và nghị lực lên rất nhiều khi gặp một thử thách khó và cũng cảm thấy tự hào khi đã vượt qua chính mình”.
Để theo đuổi lối sống lành mạnh, tích cực, người cao tuổi cần có sự chuẩn bị và trang bị kỹ lưỡng, khoa học về mặt thể chất, tuy nhiên đa phần vẫn bị một số hạn chế về sức khoẻ cao niên làm cản trở.
Cụ thể trong một vài số liệu của Bộ Y tế cho thấy, tính đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam chiếm 18,3% dân số, trong đó có khoảng 15-30% số người cao tuổi bị chứng rối loạn bài tiết. Như vậy, căn bệnh RLBT khó nói này đang trở thành nỗi băn khoăn lớn của nhiều ông bà, cha mẹ.
Nhằm hỗ trợ tối đa cho các ông bà, cha mẹ mắc bệnh RLBT, ngoài việc bổ sung dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, người chăm sóc trong gia đình cần trang bị thêm những sản phẩm hỗ trợ vệ sinh - trong đó, tã quần từ lâu đã là “vật bất ly thân” của những người theo đuổi lối sống “cao niên năng động” trên toàn thế giới.
Đối với người cao tuổi có khả năng tự đứng dậy và đi lại, tã quần tiện lợi hơn rất nhiều so với các sản phẩm thấm hút khác vì thiết kế mỏng nhẹ như một chiếc quần lót, nên có khả năng hỗ trợ tối ưu và tiện lợi cho việc vận động. Nhờ vậy, người sử dụng sẽ dễ dàng theo đuổi lối sống năng động, độc lập, tự chủ mà không còn bị cản trở bởi các vấn đề rối loạn bài tiết, khác xa suy nghĩ sản phẩm tã chỉ dành cho người già bệnh nặng, không còn khả năng vận động mới cần dùng.
Ngoài ra, các sản phẩm Tã quần ngày nay với công nghệ mới, vô cùng mỏng thoáng chỉ 5mm mà vẫn thấm hút tốt, sẽ là một sản phẩm tối ưu, giúp xóa tan nỗi lo sử dụng tã quần rất dày, cộm, khi dùng sẽ hầm bí khó chịu, mà vẫn giúp hỗ trợ tốt cho việc bài tiết tự nhiên của người lớn tuổi.
Khi được trọn vẹn tận hưởng cuộc sống tự chủ, độc lập mà không còn lo ngại vấn đề vệ sinh cá nhân nữa, sức khoẻ thể chất và đời sống tinh thần của người cao tuổi sẽ đồng thời được cải thiện. Để có được điều này, các ông bà, cha mẹ cũng cần sự chủ động quan tâm, tìm hiểu và động viên từ người thân, con cái chúng ta hơn. Việc bổ sung thêm sản phẩm tã quần vào danh sách các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, sẽ góp phần hỗ trợ ông bà, cha mẹ tự tin sống phong cách “cao niên năng động” tuyệt vời.
Bạn đang xem bài viết "Cao niên năng động". - Phong các sống truyền cảm hứng đến hàng triệu người cao tuổi trên toàn thế giới. tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].