Cận cảnh thú nuôi bị cho là ngược đãi 'sống không bằng chết' tại công viên Củ Chi

Trước thông tin về các loài động vật tại công viên Củ Chi bị ngược đãi "sống không bằng chết" gây xôn xao dư luận, phía công viên nước Củ Chi đã lên tiếng phản hồi.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt hình ảnh động vật tại vườn thú công viên nước Củ Chi (thuộc khu du lịch Tây Thành) khiến cộng đồng mạng vô cùng phẫn nộ. 

Cận cảnh thú nuôi bị cho là ngược đãi 'sống không bằng chết' tại công viên Củ Chi 0

Không chỉ bỏ đói, đơn vị quản lý của công viên này còn để cơ sở vật chất bị xuống cấp trầm trọng. Nhìn những hình ảnh được đăng tải không ít người cảm thấy xót thương.

Trước thông tin về các loài thú bị ngược đãi "sống không bằng chết" tại Công viên nước Củ Chi, các đơn vị báo chí đã chính thức vào cuộc để tìm hiểu rõ đầu đuôi sự việc.

Theo ghi nhận của báo Lao Động, trên sơ đồ chỉ dẫn của khu du lịch có diện tích 28 hecta và nơi đây có khoảng 100 loài thú quý hiếm, tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn ngược lại. 

Ở công viên này, số lượng động vật có trong vườn thú khá ít chủ yếu là: Nhím, khỉ đầu chó, khỉ đuôi lợn, cá sấu, huơu sao, ngựa vằn, linh dương đầu bò, hổ trắng, kỳ tôm, gấu chó, trăn...các loài khác như voi, hà mã, tê giác… thì hoàn toàn không có. 

Cận cảnh thú nuôi bị cho là ngược đãi 'sống không bằng chết' tại công viên Củ Chi 1

Khi đi sâu vào vườn thú, hàng loạt chuồng trại bị bỏ hoang nhưng vẫn để tên loài thú. Điều đáng nói là một số nơi nuôi, nhốt thú có quy mô hẹp, không đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày của động vật, đồng thời một số chuồng trại đã trở nên xuống cấp rất nhiều.

Cận cảnh thú nuôi bị cho là ngược đãi 'sống không bằng chết' tại công viên Củ Chi 2

Trao đổi với báo chí, một số khách du lịch đến đây cũng tỏ ra khá ngạc nhiên bởi họ không thể tìm thấy một số loài động vật quý hiếm mà ban quản lý đã ghi trong sơ đồ chỉ dẫn.

Cận cảnh thú nuôi bị cho là ngược đãi 'sống không bằng chết' tại công viên Củ Chi 3

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Trực, Phó Giám đốc Công ty TNHH XD TM DV Đặng Vịnh (Công ty Đặng Vĩnh, đơn vị quản lý khu vực vườn thú) cho biết, nhiều loài động vật như khỉ đuôi lợn được nuôi nhốt trong chuồng trại nhỏ hẹp, không đảm bảo việc vận động, leo trèo… là do loại này đang bị cách ly để điều trị bệnh.

Cận cảnh thú nuôi bị cho là ngược đãi 'sống không bằng chết' tại công viên Củ Chi 4

Ngoài ra, việc diện tích nuôi nhốt nhỏ là để dễ chăm sóc, ông cũng cho hãy trước đó vài tháng, 2 con khỉ đuôi lợn tại đây bị bệnh rụng lông. 

Cận cảnh thú nuôi bị cho là ngược đãi 'sống không bằng chết' tại công viên Củ Chi 5

Cũng theo ông Trực, trước đây khu vực thú nuôi của Công viên nước Củ Chi có bò tót, tê giác, voi.

Tuy nhiên, bò tót và tê giác đã chuyển đến đơn vị khác từ tháng 4 - 2013, voi cũng đã chuyển đi từ tháng 12 - 2015.

Mặc dù đã chuyển thú đi nhưng bảng hướng dẫn vẫn còn ghi tên các loài nói trên khiến khách tham quan không hài lòng, phía đơn vị quản lý thừa nhận có thiếu sót.

Cận cảnh thú nuôi bị cho là ngược đãi 'sống không bằng chết' tại công viên Củ Chi 6

Ông Trực cho biết thêm: “Chúng tôi thừa nhận thiếu sót trong việc đưa các loài thú này đi nơi khác nuôi nhưng vẫn để biển giới thiệu động vật khiến khách tham quan khó hiểu. Ngoài ra, là thiếu sót trong việc nuôi nhốt động vật để điều trị bệnh nhưng không thông báo nơi cách ly… ”.

Trước đó, sáng 31/10 Chi cục kiểm lâm TPHCM, Trạm Cứu hộ Động vật hoang (ĐVHD) dã đã tiến hành kiểm tra Điều kiện nuôi nhốt và Chăm sóc ĐVHD đối với Cty Đặng Vĩnh.

Theo đó, số lượng động vật hoang dã đang nuôi tại Công viên nước Củ Chi chỉ có 41 loài/1.001 cá thể các loại.

Cận cảnh thú nuôi bị cho là ngược đãi 'sống không bằng chết' tại công viên Củ Chi 7

Đồng thời, Chi cục Kiểm lâm TPHCM đã chỉ ra sai phạm và yêu cầu khay đựng thức ăn cho thú cần thay đổi, cần đặt đúng nơi để đảm bảo vệ sinh thức ăn cho động vật; Công viên nước Củ Chi thực hiện ngay đối với thú bệnh phải nuôi cách ly để đảm bảo an toàn sức khỏe không tiếp xúc với du khách...

Được biết, Công viên nước Củ Chi thành lập năm 2002 với tổng diện tích 28 hecta. Vườn thú trong công viên cũng được hình thành vào cùng thời điểm này với hơn 100 loài động vật quý hiếm.

Tuy nhiên, hiện tại vườn thú chỉ còn 41 loài, số còn lại đã được chuyển đến khu vườn thú mới ở tỉnh Đắk Nông.

Mai Hương (Tổng hợp)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính