Theo dự kiến, chiều 13/11, tang lễ cụ Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô sẽ được tổ chức tại nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ viếng từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ, lễ truy điệu từ 15 giờ đến 15 giờ 30 phút. Từ 15 giờ 30 phút, gia đình sẽ làm lễ di quan lên công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên. Khoảng 18 giờ hỏa táng tại Đài hoá thân Thiên Đức và làm lễ hạ huyệt vào khoảng 23 giờ cùng ngày sau khi đã tiến hành các thủ tục.
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ sinh năm 1914, ở Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội, là con gái của cụ Hoàng Đạo Phương, một nhà nho, một thương gia giàu có ở phố Hàng Đào.
Năm 18 tuổi, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ lập gia thất với ông Trịnh Văn Bô và được cha mẹ cho ở riêng tại nhà số 48 Hàng Ngang và kế thừa hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi.
Vốn có tinh thần yêu nước, Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, ông bà Trịnh Văn Bô đã dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm nơi làm việc.
Hưởng ứng ‘Tuần lễ vàng’ do Chính phủ phát động, gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 5.147 lượng vàng và vận động giới công thương và nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.
Thân nhân của bà Hoàng Thị Minh Hồ đã từ chối được chôn cất ở nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) và lựa chọn công viên nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên để hoả táng, chôn cất bà.
Dưới đây là những hình ảnh Công viên nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên - nơi bà Hoàng Thị Minh Hồ sẽ yên nghỉ.
Được coi là một trong những Công viên Nghĩa trang đẹp nhất Việt Nam, Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên tọa lạc trên khuôn viên 9 quả đồi và một hồ nước tự nhiên tại xã Trung Giáp, xã Bảo Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích gần 100 hecta.
Công viên có sơn thủy hữu tình được bao quanh bởi núi Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng và dãy Tam Đảo là 1 trong tứ đại long mạch của nước ta, đặc biệt các quả đồi đất ngũ sắc; từ lâu đã được rất nhiều chuyên gia phong thủy đánh giá là một vị trí đắc địa về mặt tâm linh, cũng như khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp thích hợp để làm một công viên nghĩa trang đẹp nhất Việt Nam.
Những hình ảnh tại Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên:
Dự án nằm cạnh con đường huyết mạch cao tốc Hà Nội – Lào Cai với khoảng 1 giờ đồng hồ chạy xe từ trung tâm thành phố Hà Nội
Các công trình kiến trúc trong Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên luôn nhấn mạnh các yếu tố về phong thủy tâm linh cũng như các công trình công cộng không gian được thiết kế mục tiêu nhằm tạo các tiện ích tối đa cho khách hàng và gia đình người thân.
Lối vào Công viên Nghĩa trang Thiên Đức còn được gọi là Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên
Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên với sơn thủy hữu tình được bao quanh bởi núi Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng và dãy Tam Đảo là 1 trong tứ đại long mạch của nước ta.
Đặc biệt các quả đồi đất ngũ sắc; từ lâu đã được rất nhiều chuyên gia phong thủy đánh giá là một vị trí đắc địa về mặt tâm linh, cũng như khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp thích hợp để làm một công viên nghĩa trang hiện đại bậc nhất tại Việt Nam.
Khung cảnh non nước hữu tình ở Công viên Thiên Đức
Dịch vụ đưa đón thân nhân đến công viên nghĩa trang
Chính vì những đặc điểm trên nên mỗi chuyến đi thăm viếng người thân sẽ không còn cảm giác nặng nề nữa, mà thay vào đó sẽ như một chuyến đi dã ngoại, thăm nguồn cội ông bà tổ tiên nơi truyền thống gia đình được tôn vinh.
Ở đó đại gia đình có thể an tâm thoải mái quây quần bên nhau như chưa từng có một cuộc chia ly, như chưa từng có những lời giã biệt với người đã khuất.
Tuấn AnhBạn đang xem bài viết Cận cảnh công viên nghĩa trang nơi yên nghỉ cuối cùng của bà Hoàng Thị Minh Hồ tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].